Những 'kiệt tác' vũ khí Nga có thể bán cho Iran vào cuối năm nay

Những vũ khí công nghệ cao từ Nga có thể giúp Iran tăng cường phòng thủ trước các mối đe dọa vào cuối năm 2020, trừ khi Iran một lần nữa bị Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm mua vũ khí từ nước ngoài.

Chú thích ảnh
Iran đang trông đợi một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga để nâng cao năng lực phòng thủ.

Các hệ thống vũ khí lớn của Iran đã trở nên lỗi thời do các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và Mỹ hạn chế nước này mua hoặc tìm cách sở hữu được công nghệ quân sự mới từ nước ngoài.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc sẽ hết hiệu lực và Tehran sẽ có thể hiện đại hóa hệ thống phòng thủ của họ bằng các công nghệ mới nhất. Tất nhiên điều này chỉ xảy ra nếu các lệnh trừng phạt không được gia hạn.

Nga là một trong những nhà cung cấp tiềm năng lớn nhất cho quân đội Iran, và thực tế là nước Cộng hòa Hồi giáo này hiện vẫn đang sử dụng rất nhiều vũ khí được mua từ thời Liên Xô trước đây.

Vậy những hệ thống vũ khí nào Nga đã đồng ý bán cho Iran để củng cố hệ thống phòng thủ của quốc gia Trung Đông này khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ?

Chiến đấu cơ đa năng Su-30SM

Đây là phiên bản cải tiến mới nhất của máy bay chiến đấu Nga thế hệ 4 ++ được sản xuất nhiều nhất.

Một trong những tính năng chính của nó là khả năng cơ động siêu hạng trong không chiến, hỗ trợ phi công thực hiện các động tác nhào lộn khó trên không để tránh tên lửa kẻ thù. Những kết quả như vậy đạt được nhờ bộ khung khí động học tích hợp hiệu suất cao và động cơ phản lực mới nhất AL-31FP.

Nhờ có “Bars”, thiết bị điện-vô tuyến đặt trên khoang máy bay, mỗi chiếc Su-30SM có thể phóng tên lửa trong quá trình nhào lộn trên không như vậy và loại bỏ các mục tiêu cách xa máy bay tới 100 km.

Su-30SM có thể triển khai tất cả các loại các tên lửa dẫn đường 'không đối không' và 'không đối đất' hiện đại và có độ chính xác cao của Nga trong khi có tầm hoạt động tới 3.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu hay hạ cánh.

Pháo đài K-300P-P (tên lửa phòng thủ bờ biển di động)

Chú thích ảnh
Ảnh: Sputnik

Hệ thống tên lửa phòng thủ di động Bastion của Nga là giải pháp bảo vệ bờ biển khỏi tất cả các nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu chiến và tàu đổ bộ đang đe dọa Iran.

Mỗi khẩu đội bao gồm một xe chỉ huy, một xe hỗ trợ và bốn xe phóng. Mỗi xe phóng được trang bị hai tên lửa lớp P-800 Oniks, đây là vũ khí siêu thanh với đầu đạn nặng 250 kg chứa đầy thuốc nổ công suất cao. Ống phóng có chiều dài 8,1m và có đường kính 71 cm, trọng lượng là 3900 kg.

Những tên lửa này có thể loại bỏ mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km tính từ bờ biển, do đó giúp Iran có đủ năng lực về hỏa lực để bảo vệ Vịnh Ba Tư và mọi tàu thuyền đi qua.

Mỗi hệ thống phóng Bastion có thể duy trì ở chế độ chờ hoạt động trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày, hoặc tối đa 30 ngày khi đi kèm với một phương tiện hỗ trợ chiến đấu.

Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp với tầm bắn xa khoảng 120 km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300 km. Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion-P có thể đạt được độ cao 14 km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao chỉ còn 9 – 15m.

Tốc độ của Bastion-P ở tầm cao là 780 m/s còn ở tầm thấp là 0 m/s. Loại tên lửa này được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính. Sau khi nhận được phần tử bắn từ hệ thống trinh sát, điều khiển của tổ hợp, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 50 km.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Đây là "kiệt tác phòng không" của Nga không có đối thủ trên thế giới.

Chú thích ảnh
Các hệ thống phòng không tiên tiến S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik

Các đơn vị phòng không S-400 được phát triển nhằm bảo vệ các cấu trúc quân sự và chính quyền thiết yếu khỏi tất cả các mối đe dọa từ trên không. Những mối đe dọa này bao gồm máy bay phản lực và máy bay ném bom bao phủ trên bầu trời bởi các công nghệ tàng hình, tên lửa hành trình bay với tốc độ siêu thanh, tên lửa chiến lược đạn đạo bay trong không gian gần với mục tiêu của chúng...

Xem Nga thử nghiệm hệ thống S-400 mới năm 2019 (Nguồn: RT)

Mỗi khẩu đội S-400 có thể bắn hạ mục tiêu từ mọi hướng ở khoảng cách lên tới 200 km, do bán kính "quét" phòng thủ lên tới 360 độ của nó (không giống như đối thủ gần nhất, MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất chỉ có thể phòng thủ trong bán kính 180 độ).

Cũng như các hệ thống phòng không lớn khác của Nga, S-400 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, từ mưa lớn đến bão cát dữ dội và có thể bắn hạ các máy bay phản lực thế hệ thứ năm trong 10/10 trường hợp.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo RBTH)
Iran không loại trừ khả năng rút khỏi NPT
Iran không loại trừ khả năng rút khỏi NPT

Ngày 20/1, Iran thông báo sẽ xem xét rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nếu tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia này bị đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN