Nga khôi phục dự án siêu thủy phi cơ

Đầu tháng 8 này, sau nhiều năm trì hoãn, Nga đã tiến hành thử nghiệm phương tiện bay hiệu ứng mặt đất. Trung Quốc và Iran cũng đang xúc tiến các dự án như vậy.


"Quái vật biển Caspi".


Vào năm 1966, một trong những vệ tinh do thám của Mỹ lần đầu tiên đã phát hiện trên bờ biển Caspi một vật thể kỳ lạ làm sửng sốt các nhà phân tích tình báo Mỹ. Vật thể này dài 106 m, sải cánh 42 m. Nó có hình dáng giống một chiếc máy bay với 10 động cơ. Do không thể xác định chính xác đây là loại phương tiện gì, vật thể này được gọi là “quái vật biển Caspi” và Mỹ bắt đầu theo dõi hoạt động của nó dưới nước.


Tuy nhiên, vật thể này không phải là máy bay cũng chẳng phải tàu thủy. Nó là ekranoplan - phương tiện bay hiệu ứng mặt đất (GEV), kiểu như một dạng thủy phi cơ, do kỹ sư hàng hải Yevgenyevich Rostislav Alexeyev thiết kế. GEV khi đó cần tạo ra một bước ngoặt chất lượng trong lĩnh vực vận tải biển và tàu chiến nổi.


Orlyonok.


Khởi đầu sự nghiệp trên cương vị kỹ sư thiết kế tàu cánh ngầm, đạt tốc độ cao nhờ ít tiếp xúc với nước, Alexeyev sớm đi tới kết luận, thiết kế của tàu tương lai nhìn chung sẽ không tiếp xúc với mặt nước và ứng dụng cái gọi là hiệu ứng mặt đất. Hiệu ứng này đạt được nhờ tăng mạnh lực nâng tác động lên cánh của thiết bị khi nó bay là là trên nước.


Lợi thế lớn so với máy bay và tàu thủy


Các bản vẽ của Alexeyev được thể hiện trong bản market GEV, mà người Mỹ có được nhờ sự trợ giúp của các vệ tinh. Với trọng lượng 544 tấn, GEV có thể đạt tốc độ hơn 400 km/h và bay ở độ cao 500 m so với mặt nước. Được trang bị như một phòng thí nghiệm, GEV đã thể hiện những ưu điểm vượt trội, đó là khả năng chuyên chở khối lượng lớn với công suất thấp, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn máy bay thông thường, khả năng hoạt động giống như thủy phi cơ, có thể hạ cánh ở bất cứ điểm nào trên biển, hầu như không bị rađa phát hiện nên khó bắn hạ bằng tên lửa.


pLun.


Tuy nhiên, GEV cũng có nhược điểm. Năm 1980, do gió to, GEV đã mất ổn định và phi công điều khiển phải nâng độ cao hoạt động của chiếc “máy bay” này. Tuy nhiên do không phải là máy bay, quyết định của người điều khiển đã khiến nó mất đi sự ổn định và GEV gặp tai nạn. Tuy nhiên ý tưởng này đã được ban lãnh đạo cấp cao quân đội Xôviết phê chuẩn, trong số đó có Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng, và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Dmitri Ustinov, người đã ra lệnh chế tạo 120 chiếc GEV để tham gia vào các hoạt động tấn công.


Năm 1972, ekranoplan có tên gọi A-90 Orlyonok xuất hiện. Cỗ máy này dài 58 m, còn sải cách (mỏng hơn so với chiếc ekranoplan trước), cho phép nó đạt tới độ cao 300 m. Tuy vậy, sự ra đi vào tháng 12/1984 của Bộ trưởng Ustinov đã đặt dấu chấm hết cho dự án phát triển GEV. Trước khi khép lại chương trình này, Nga chỉ chế tạo được tổng cộng từ 3-4 chiếc Orlyonok. Tuy nhiên trước khi ông Ustinov qua đời, Nga đã hoàn tất chế tạo một mẫu ekranoplan khác với tên gọi Lun trang bị 6 tên lửa đối hạm SS-N-22 Sunburn (theo phân loại của NATO). Trọng tải của Lun là hơn 1.000 tấn. Chỉ có duy nhất một chiếc Lun chưa hoàn tất và 2 chiếc Orlyonok bị để han gỉ tại cầu tàu cạn ở thành phố Kaspiysk của Dagestan.


Thăng trầm


Sau cái chết của ông Ustinov và sự kiện Liên Xô tan rã, phần lớn các dự án chế tạo ekranoplan bị ngừng lại, trong đó có dự án chế tạo 3 chiếc GEV cỡ lớn chuyên dụng vận chuyển tàu con thoi Buran và tên lửa đẩy Energy giúp đưa tàu con thoi này lên quĩ đạo.


Tuy nhiên trong những năm gần đây, GEV lại một lần nữa được ngành công nghiệp các nước trên thế giới quan tâm. Đầu tiên là việc tập đoàn Boeing của Mỹ quyết định chế tạo thiết bị bay Pelican dài 152,4 m, có thể chở khoảng 1,3 triệu tấn hàng trên quãng đường 18.000 km. Và mặc dù dự án Pelican đã khép lại, Trung Quốc, Iran cũng như Nga đã quay lại với ý tưởng chế tạo GEV. Đầu tháng 8 này sẽ diễn ra chuyển bay thử nghiệm đầu tiên của ekranoplan mới Nga gọi là Sterkh 10.


Yuri Varakosov, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và tiêu thụ GEV cho biết thiết bị nguyên bản này (Sterkh 10) gần như đã sẵn sàng để thử nghiệm, “chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành vào đầu tháng 8. Sau đó sẽ đưa ra quyết định về việc sản xuất hàng loạt”. Năm 2012, một mẫu ekranoplan khác là Ivolga đã nhận được sự quan tâm của lực lượng biên phòng Nga, còn Tổ hợp thiết kế-thử nghiệm mang tên G.M. Beriev đang tìm kiếm nguồn tài chính để chế tạo thiết bị Be-2500 Neptun có thể bay như máy bay ở trên cao đồng thời cũng có chức năng như ekranoplan. Đây có thể là phương tiện bay lớn nhất mà Nga chế tạo.



Duy Trinh (Theo báo Nga)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN