2018 là một năm nhiều sóng gió với các nhà đầu tư trên khắp thế giới khi các thị trường chứng khoán chịu biến động bởi hàng loạt sự kiện như Brexit hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tất nhiên, người được mất lớn nhất trong “cuộc chơi” kinh doanh sẽ là những tỉ phú thế giới.
Theo Forbes, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là người Mỹ duy nhất nằm trong Top 10 tỉ phú thiệt hại nặng nề nhất năm, với một nửa là người châu Á. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều tỉ phú gia tăng thêm nhiều hơn nữa khối tài sản kếch xù, trong đó người "gặt hái" nhiều nhất thì phải kể đến nhà sáng lập - CEO Amazon, Jeff Bezos.
Những người ‘được’
1. Jeff Bezos +27,9 tỉ USD (Tài sản ròng: 126,2 tỉ USD)
Ông chủ tập đoàn kinh doanh online Amazon tiếp tục gia tăng khối tài sản vốn đã lớn nhất hành tinh của mình. Tính từ ngày 29/12/2017 đến ngày 17/12/2018, tài sản của Bezos đã tăng thêm 27,9 tỉ USD lên 126,2 tỉ USD. Tài sản của tỉ phú này thậm chí đã tăng vọt hơn nữa nhiều vào đầu tháng 9 năm nay, tới 167 tỉ USD.
Trong năm qua, Amazon đã mở rộng “đế chế” ra các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ và đều gặt hái lợi nhuận kỷ lục. Công ty cũng khánh thành thêm các trụ sở tại New York City và Arlington (bang Virginia). Cổ phiếu của Amazon vọt lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 9, sau đó đi xuống trong bối cảnh doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng, nhưng vẫn tăng tới 30% so với năm 2017.
2. Tadashi Yanai +$7 tỉ USD (Tài sản ròng: 27,1 tỉ USD)
Cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ Fast Retailing, công ty mẹ của chuỗi store thời trang Uniqlo, đã tăng lên khoảng 1/3 kể từ tháng 12/2017. Công ty của tỉ phú Nhật Tadashi Yanai cũng cho biết doanh số bán hàng quốc tế của Uniqlo đã lần đầu tiên vượt qua doanh số nội địa trong năm tài chính 2018 (kết thúc hồi tháng 8).
3. Vagit Alekperov +$4.6 tỉ USD (Tài sản ròng: $19,5 tỉ USD)
Tập đoàn dầu khí Lukoil của tỉ phú Nga Alekperov có lợi nhuận tăng vọt trong năm 2018 nhờ giá dầu và khí đốt tăng và một đồng ruble Nga yếu. Cổ phiếu của Lukoil đã tăng tới 29% trong vòng 1 năm qua.
4. Rupert Murdoch +$4.6 tỉ USD (Tài sản ròng: $19,3 tỉ USD)
Mặc dù cổ phiếu của tập đoàn News Corp – công ty sở hữu hai tờ báo danh tiếng Wall Street Journal và New York Post – đã giảm gần 26% trong năm qua, nhưng cổ phiếu của tập đoàn nơi ông Murdoch nắm giữ cổ phần lớn nhất là 21st Century Fox, lại tăng tới 42% sau cuộc “siêu sáp nhập” với Disney, được dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2019.
5. Leonid Mikhelson +$4 tỉ USD (Tài sản ròng: 21,4 tỉ USD)
Giá cổ phiếu của Novatek, một trong những nhà sản xuất dầu thô và khí đốt tư nhân lớn nhất, đã tăng ấn tượng 65% nhờ giá nội địa và nhu cầu quốc tế tăng cao. Tỉ phú Mikhelson, người sở hữu 25% cổ phần của Novatek, là Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn.
6. Gennady Timchenko +$3.8 billion (Tài sản ròng: 18,9 tỉ USD)
Tỉ phú Timchenko sở hữu cổ phần ở một loạt doanh nghiệp Nga, trong đó có 23% tại Novatek và 17% tại công ty hóa dầu tư nhân Sibur. Ông Timchenko cũng có mối quan hệ thân cận với Tổng thống Nga Putin, đã bán cổ phần tại công ty thương mại Gunvor cho đối tác chỉ một ngày trước khi công ty này hứng đòn trừng phạt của Mỹ vào năm 2014.
7. Steve Ballmer +3,4 tỷ USD (Tài sản ròng: 40,7 tỷ USD)
Ballmer cho biết đầu năm nay rằng ông đã nắm giữ cổ phần của mình tại Microsoft, nơi ông là CEO từ năm 2000 đến 2014. Tin vui là cổ phiếu của công ty phần mềm đã tăng 20% trong năm 2018, chủ yếu là do tăng trưởng doanh thu hai chữ số khi công ty mở rộng sự hiện diện của nó trong các dịch vụ đám mây thương mại.
8. Mukesh Ambani + 3 tỷ USD (Tài sản ròng: 44,4 tỷ USD)
Người giàu nhất Ấn Độ kết thúc một năm tuyệt vời. Công ty Reliance Industries của ông đã đặt cược 33 tỷ USD vào Jio, một dịch vụ băng thông rộng 4G, thu hút hơn 250 triệu khách hàng kể từ khi ra mắt năm 2016. Cổ phiếu của Reliance tăng 23% trong năm qua.
Vào tháng 12, Ambani đã tổ chức một trong những đám cưới lớn nhất Ấn Độ từ trước đến nay cho con gái Isha.
9. Bill Gates + 2,9 tỷ USD (Tài sản ròng: 93,9 tỷ USD)
Người giàu nhất nước Mỹ trong 24 năm, trước khi bị Bezos loại khỏi đỉnh cao hồi đầu năm nay, vẫn tích lũy thêm tài sản nhờ sự bùng nổ cổ phiếu Microsoft bốn năm sau khi ông từ chức chủ tịch, thậm chí đã bán phần lớn cổ phần của mình.
10. Elon Musk + 2,8 tỷ USD (Tài sản ròng: 22,5 tỷ USD)
Mặc dù những dòng tweet của Musk đã gây ra rắc rối cho ông trong năm 2018, trong đó có án phạt 20 triệu USD từ Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), giá cổ phiếu của Tesla vẫn tăng vào cuối năm khi chiếc xe điện Model 3 nổi tiếng đạt doanh số bán ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, gần một nửa số tiền gia tăng trong tài sản ròng của ông là nhờ sự gia tăng giá trị của công ty hàng không vũ trụ tư nhân SpaceX, nơi Musk là cổ đông lớn.
Những kẻ thất bát
1. Mark Zuckerberg - 18,7 tỉ USD (Tài sản ròng: 52,5 tỉ USD)
Một ngày sau khi Facebook báo cáo kết quả quý 2 đáng thất vọng vào tháng 7, cổ phiếu của công ty đã giảm 19%, xóa sổ 15,4 tỷ USD tài sản của nhà sáng lập kiêm CEO Zuckerberg.
Các yếu tố khác góp phần vào sự suy giảm của Facebook năm 2018 gồm: Quốc hội Mỹ mở phiên điều trần Zuckerberg về việc sử dụng dữ liệu của người dùng Facebook vào tháng 4 và tháng 11; tờ New York Times tiết lộ rằng Facebook đã trả tiền cho một công ty công cộng để đưa ra thông tin tiêu cực về George Soros, vị tỉ phú chỉ trích công ty truyền thông xã hội này.
2. Amancio Ortega - 16,2 tỉ USD (Tài sản ròng: 59,6 tỉ USD)
Tăng trưởng đã chậm lại tại nhà bán lẻ quần áo Inditex, được đồng sáng lập bởi Ortega vào năm 1975 và được biết đến chủ yếu nhờ chuỗi thời trang nhanh Zara. Giá cổ phiếu Inditex giảm trong suốt cả năm.
3. Georg Schaeffler - 14 tỷ USD (Tài sản ròng: 12,4 tỉ USD)
Một thập kỷ sau khi Schaeffler Auto, thuộc sở hữu của Georg Schaeffler và mẹ của ông, tiếp quản công ty lốp xe và phụ tùng ô tô Continental AG (Đức), doanh số bán xe đã giảm tại châu Âu và Trung Quốc. Hồi tháng 11, Continental công bố tăng trưởng doanh số chỉ dưới 1% cho năm 2018 so với 8,5% trong năm 2017. Cổ phiếu của hãng cũng giảm khoảng 46% trong năm qua.
4. Mã Hóa Đằng (Ma Huateng) - 10,1 tỉ USD (Tài sản ròng: 35,1 tỉ USD)
2018 là một năm khó khăn đối với người khổng lồ internet Tencent, dẫn đầu bởi ông Mã, từng là người giàu nhất Trung Quốc. Cổ phiếu đã giảm hơn 25% sau khi công ty ngừng phê duyệt trò chơi mới và tình trạng giảm lợi nhuận hàng quý. Vào giữa tháng 12, Tencent đã niêm yết cổ phiếu của công ty con phát trực tuyến âm nhạc Tencent Music Entertainment trên thị trường chứng khoán New York.
5. Carlos Slim Helú - 9,3 tỉ USD (Tài sản ròng: 56,8 tỉ USD)
Một đồng đô la Mỹ mạnh hơn trong năm 2018 đã làm tổn thương các đồng tiền và thị trường mới nổi ở Mỹ Latinh, trong đó Slim Helú sở hữu America Movil, công ty viễn thông lớn nhất. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm 19% trong năm qua.
6. Jorge Paulo Lemann - 9,2 tỉ USD (Tài sản ròng: 20 tỉ USD)
Vào cuối tháng 10, Anheuser-Busch InBev, nơi Lemann là cổ đông kiểm soát, đã tuyên bố cắt giảm 50% cổ tức đề xuất cho năm 2018 sau khi báo cáo doanh số bán bia giảm. Ông Lemann cũng sở hữu cổ phần trong công ty thực phẩm và đồ uống Kraft Heinz, có thu nhập ròng giảm 33% trong quý III so với năm trước.
7. Charoen Sirivadhanabhakdi - 7,24 tỉ USD (Tài sản ròng: 12,8 tỉ USD)
Cổ phiếu của công ty đồ uống có cồn Thai Beverage đã giảm 39% trong năm qua trong bối cảnh lợi nhuận giảm. Công ty, trong đó Sirivadhanabhakdi có cổ phần kiểm soát, cho rằng một thị trường đồ uống có cồn trong nước khó khăn và người tiêu dùng có thu nhập thấp thận trọng hơn là lý do cho sự sụt giảm.
8. Pollyanna Chu - 7,2 tỉ USD (Tài sản ròng: 2 tỉ USD)
Tập đoàn tài chính Kingston của doanh nhân Hồng Kông đã mất hơn 3/4 giá trị thị trường trong năm qua khi công ty dịch vụ tài chính và sòng bạc báo cáo lợi nhuận ròng giảm 35% trong sáu tháng tính đến tháng 9/2018.
9. Vương Ngụy (Wang Wei) - 6,7 tỉ USD (Tài sản ròng: 13 tỉ USD)
Biệt danh là "FedEx của Trung Quốc", công ty dịch vụ giao hàng S.F Holding có cổ phiếu sụt giảm trong 12 tháng qua cùng với sự sụt giảm chung của các công ty thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc. Ông Vương Ngụy, Chủ tịch S.F. Holding hiện sở hữu hơn 60% cổ phần công ty này.
10. Chu Quần Phi (Chu Qunfei) - 6,3 tỉ USD (Tài sản ròng: 3,5 tỉ USD)
Người từng đoạt danh hiệu người phụ nữ tự lập giàu nhất thế giới, là một trong những nạn nhân dính đòn nặng của cuộc chiến thương mại: cổ phiếu của nhà sản xuất kính màn hình điện thoại thông minh Lens Technology của bà đã sụp đổ 64% trong năm qua. Một lệnh cấm của tòa án Trung Quốc trong tháng 12 này cấm bán các mẫu iPhone cũ có thể gây rắc rối thêm cho công ty