Xuyên suốt chiều dài lịch sử ngàn năm, phụ nữ Trung Quốc đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp kỳ lạ để khiến bản thân trở nên xinh đẹp, cuốn hút trong mắt cánh mày râu. Trong đó, tục bó chân ‘ba tấc sen vàng” rộ lên vào khoảng thế kỷ 10, là gây đau đớn hơn cả.
Truyện dân gian kể lại rằng vào triều đại vua Lý Dục trị vì năm 961-975, ông đã đem lòng say mê một
Cụ bà Han Qiaoni sống tại tỉnh Sơn Tây được biết đến là một trong những người phụ nữ cuối cùng ở Trung Quốc có đôi bàn chân được bó chặt theo tập tục cũ. Bà Han nay đã 102 tuổi và bắt đầu bó chân từ năm 4 tuổi. Bà kể lại phải mất đến 6 tháng sau đấy bà mới có thể quen dần với sự đau đớn và đi lại bình thường. |
nữ vũ công có đôi bàn chân bó chặt nhỏ gọn tựa như vầng trăng khuyết khi nàng ta đang múa điệu “hoa sen”. Vì được vua sủng ái nên phần đời còn lại của người vũ công đã an hưởng trong nhung lụa. Cũng từ đó, bàn chân “sen vàng ba tấc” đã trở thành trào lưu làm đẹp của mọi tầng lớp xã hội, đồng thời là một tiêu chuẩn giúp các thiếu nữ lọt vào mắt các gia đình khá giả. Người ta tin rằng có gần một nửa phụ nữ vào thế kỷ 19, trong đó hầu hết các tiểu thư con nhà quan chức, giàu có đều trải qua quá trình làm đẹp đau đớn này.
Thời phong kiến, hàng triệu bậc cha mẹ đã dùng vải bó chặt bàn chân của con gáivới mong muốn đôi bàn chân nhỏ chừng 3, 4 phân sẽ giúp con đổi đời, lấy được chồng giàu sang. Các bé gái được bó chân ở độ tuổi từ 2 đến 7, khi cấu trúc xương vẫn còn non nớt. Quá trình này thường được thực hiện vào mùa đông bởi chân trẻ sẽ bị tê lạnh và bớt đi cảm giác đau đớn. “Sen vàng” hoàn hảo chỉ được phép dài 3 phân, còn 4 phân chỉ được gọi là “sen bạc”.
Đầu tiên, bàn chân sẽ được ngâm trong hỗn hợp gồm thảo dược và máu động vật ấm, có tác dụng làm mềm xương khớp. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt bỏ để ngăn chặn sự phát triển của chân và nhiễm trùng. Tiếp đến, người lớn sẽ xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân cho đứa trẻ rồi bẻ gẫy các ngón chân, trừ ngón cái rồi bó quặp tất cả 10 ngón sẽ được bó quặp về phía lòng bàn chân bằng những mảnh vải dài ngâm hỗn hợp. Đôi khi lòng bàn chân bé gái còn bị cắt vài vết rất sâu để các ngón chân dễ dàng nằm gọn trong đó.
Đôi bàn chân nhỏ đặc biệt của bà Han.
|
Hai ngày một lần, các mảnh vải bó chân lại được thay mới và thắt chặt hơn trước làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn. Các cô gái được đóng riêng cho những đôi giày có kích thước rất nhỏ và được khuyến khích đi bộ nhiều mỗi ngày để đôi bàn chân phát triển theo hình dạng mong muốn. Tuy các ngón chân bị gãy sẽ lành lại dần khi các bé gái lớn lên nhưng có không ít trường hợp chân bị hoại tử, bị rụng ngón, thậm chí là tử vong. Khi trưởng thành, bàn chân nhỏ chừng 3, 4 phân không cân với tỉ lệ cơ thể khiến các cô gái khó đứng vững, chẳng may bị ngã thì cũng khó tự đứng dậy.
Đôi chân của phụ nữ thời xưa được bó chặt ngay từ khi còn bé. |
Bất bình trước tập tục “hành xác”, năm 1874 một giáo sĩ người Anh, làm việc tại Thượng Hải đã cùng với một nhóm phụ nữ theo đạo Thiên chúa đã lên tiếng phản đối chống lại tục bó chân “ba tấc sen vàng” nhưng không nhận được sự ủng hộ. Sau đó, vào năm 1912 khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, các thành phần tri thức tiên tiến trong chính quyền Quốc dân đảng đã quyết định loại bỏ tục bó chân ra khỏi giá trị thẩm mỹ, đạo đức và ban lệnh cấm trên toàn quốc gia. Tuy nhiên một số gia đình vẫn lén bó chân cho con gái mình cho đến tận năm 1949, thời điểm mà các lệnh trừng phạt nghiêm khắc được áp dụng.
Đôi giày nhỏ dành cho đôi chân nhỏ. |
Hoàng Trang (theo Dailymail)