Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Michael Lappin -Chủ tịch Hội đồng One Health của Liên hiệp Thú y Động vật nhỏ Thế giới (WSAVA) đưa ra những thông tin cập nhật về tác động lâm sàng và nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người của virus SARS-CoV-2 ở vật nuôi trong nhà. Theo đó, SARS-CoV-2 không phải là loại coronavirus thông thường trên thú nuôi. Các dữ liệu khoa học cho thấy nguy cơ lây bệnh từ chó hoặc mèo sang người ở ngoài gia đình là rất thấp hoặc thậm chí bằng không.
Trong bài trình bày về chăm sóc an toàn cho vật nuôi trong thời kì dịch bệnh – COVID-19, Tiến sỹ Tiến sĩ Julie Levy, Đại học Florida, và bà Katherine Shenar, thuộc Liên hiệp các tổ chức Cải thiện Phúc lợi Động vật (Mỹ) đã chỉ rõ: Khi đại dịch COVID bùng phát khắp Bắc Mỹ vào đầu năm 2020, có rất ít thông tin về nguy cơ lây nhiễm virus động vật và lây truyền chéo sang người. Không ghi nhận trường hợp nào lây bệnh từ chó và mèo sang người trong môi trường thú y hoặc trạm cứu hộ ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến nghị cách ly vật nuôi 14 ngày đối với các trường hợp bị nghi ngờ phơi nhiễm, bên cạnh đó cách ly riêng biệt những vật nuôi bị phơi nhiễm và có triệu chứng lâm sàng tương thích với nhiễm virus.
Tại Hội thảo, bác sỹ Shaun Thomson (Tổ chức Động vật Châu Á) đã thuyết trình về các hướng dẫn quốc tế và cách áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
Cục thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các ý kiến tại Hội thảo sẽ được Cục tổng hợp, phân tích và tiếp tục hoàn thiện cho bản dự thảo hướng dẫn giám sát phòng chống lây nhiễm virus SARS- CoV- 2 trên động vật.
Liên minh Bảo vệ Chó Châu Á (ACPA), được thành lập năm 2013, là một liên minh hiện gồm 3 tổ chức bảo vệ động vật quốc tế, cam kết thực hiện hai mục tiêu: loại trừ bệnh dại và chấm dứt nạn buôn bán chó, bảo vệ phúc lợi cho động vật nuôi.
Liên minh ACPA tổng hợp thông tin từ các nhà khoa học, bác sỹ thú y và chuyên gia trong các inforgraphic sau về một số hướng dẫn với chủ nuôi động vật có nguy cơ nhiễm COVID 19: