Nhà báo Hà Hồng, Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc bình chọn nhằm mục đích khẳng định vai trò của khoa học - công nghệ, là quốc sách hàng đầu, động lực phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời động viên, khích lệ và ghi nhận những đóng góp, cống hiến của các nhà khoa học, tập thể các nhà khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo sư Tiến sỹ khoa học Hoàng Thủy Nguyên đại diện các nhà khoa học nhận Giải phát biểu cảm tưởng tại lễ trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ nhất. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN |
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2016 được bình chọn tập
trung vào các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, gồm:
1.
Ban hành hai Nghị Quyết liên quan hoạt động khoa học và công nghệ là
Nghị quyết số 05 – NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp
tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng
suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số
297/NQ-UBTV QH14 về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về
phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa giai đoạn 2015-2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ
và cơ khí chế tạo.
2. Phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo lập môi trường thuận
lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình
doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản
trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
3. Lần đầu tiên trao
tặng “Giải thưởng Trần Đại Nghĩa” nhằm tôn vinh tác giả của các công
trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã triển khai ứng dụng,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng
của đất nước. Đồng thời, giải thưởng góp phần khơi dậy tinh thần khoa
học trong giới trẻ để nhiều nhà khoa học tiếp tục dấn thân trên con
đường nghiên cứu khoa học.
4. Tổ chức thành công hội thảo quốc tế
Việt Nam học lần thứ 5 với chủ đề “Phát triển bền vững trong bối cảnh
biến đổi khí hậu toàn cầu”. Hội thảo tập trung vào 6 nhóm lĩnh vực
chuyên môn về các vấn đề: Ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế; nguồn
lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri
thức và công nghệ; kinh tế và sinh kế; biến đổi khí hậu giúp Việt Nam
hiểu rõ hơn để có những hoạch định các chủ trương, chính sách cho các
cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam.
5. Phát hiện di tích thời đại
đá cũ ở An Khê – Gia Lai, đây là bằng chứng khẳng định vùng đồi gò,
thung lũng bồn địa An Khê ở thượng du sông Ba thuộc dạng hình chuyển
tiếp từ cao nguyên xuống vùng đồng bằng và từ rất sớm đã là địa bàn sinh
sống của người vượn đứng thẳng. Đây là dấu tích sớm nhất của loài người
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông – Nam Á. Đây cũng là
những tư liệu quý giá cho công cuộc nghiên cứu, biên soạn lịch sử thời
kỳ tối cổ nói chung.
6. Các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước
trong giai đoạn 2011 – 2015 đã góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và
công nghệ quốc gia cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế -
xã hội đất nước.
7. Việt Nam sản xuất thành công vắc xin
sởi – rubella đưa Việt Nam trở thành một trong 25 quốc gia sản xuất
được vắc xin trên thế giới và là nước thứ 4 tại chấu Á có thể sản xuất
vắc xin sởi – rubella sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
8.
Bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ áp dụng cho
ngành chọn tạo giống lúa, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. Xây dựng bản đồ
công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020,
đây là một cách tiếp cận phù hợp trong việc đánh giá toàn diện và khách
quan hiện trạng, năng lực công nghệ trong các ngành, lĩnh vực sản xuất,
cụ thể ở đây là chọn tạo và sản xuất giống lúa trong nông nghiệp.