Điều gì sẽ xảy ra khi hai cơn bão lớn gặp nhau?

Hai cơn bão khi gặp nhau có khả năng sẽ hòa làm một, trở thành một siêu bão. Đây được gọi là hiệu ứng Fujiwhara.


Hai cơn bão lớn tới gần nhau có thể va chạm hoặc biến thành một 1 siêu bão.

Hiện tượng hai cơn bão lớn gặp nhau được gọi là hiệu ứng Fujiwhara. Hiện tượng này được đặt tên theo nhà khí tượng học người Nhật Sakuhei Fujiwhara. Ông Fujiwhara đã miêu tả hiện tượng này vào năm 1921.

Theo Business Insider, nếu hai cơn bão tới gần nhau trong khoảng cách 900 dặm (1.448 km), chúng có thể bắt đầu di chuyển theo quỹ đạo. Điều xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kích thước của mỗi cơn bão.

Nếu một cơn bão mạnh hơn, cơn bão yếu hơn thường sẽ xoay quanh cơn bão lớn hơn. Nhưng nếu hai cơn bão mạnh như nhau, chúng có xu hướng quay quanh một trung tâm chung giữa hai cơn bão.

Nếu hai cơn bão đi vào khoảng cách 190 dặm (305 km) của nhau, chúng sẽ va chạm hoặc hòa làm một.

Kết quả sẽ khác biệt. Sự va chạm có thể biến hai hơn bão nhỏ hơn thành một cơn bão siêu lớn.

Va chạm cũng có thể khiến bão thay đổi hành trình. Đó là điều đã xảy ra trong tháng 7 vừa qua với hai cơn bão Hilary và Irwin. Bão Hilary đã thay đổi hành trình của Irwin từ hướng tây sang hướng bắc.

Trần Minh/Báo Tin Tức
Siêu bão Irma tiến vào đất liền bang Florida của Mỹ
Siêu bão Irma tiến vào đất liền bang Florida của Mỹ

Tối 9/9 theo giờ địa phương (sáng 10/9 theo giờ Hà Nội), siêu bão Irma đã áp sát phần đất liền bang Florida của Mỹ. Dù cường độ bão có đôi chút suy giảm, từ cấp 5 xuống cấp 3, song gió vẫn giật mạnh và gây mưa lớn. Gần 200.000 hộ gia đình, trong đó hơn một nửa ở khu vực Miami đã bị mất điện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN