Mỹ bị ‘sa bẫy’ định vị dẫn đường

Trong thời đại mà những sinh viên Mỹ bình thường cũng có thể biết cách điều chỉnh làm chệch hướng của những con tàu trên biển, Mỹ đang buộc phải tìm cách thay thế hệ thống định vị toàn cầu GPS của mình.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.


Mỹ đã bị dồn vào thế bí trong chính mạng lưới riêng của mình, vốn thiết kế nhằm vào những kẻ thù tiềm năng. GPS (Global Positioning System) là hệ thống dẫn đường vệ tinh, ban đầu được Lầu Năm Góc sáng chế và ứng dụng trong quân đội Mỹ. Hệ thống này bao gồm nhóm vệ tinh quỹ đạo Navstar. Hiện nay, trong hệ tọa độ toàn thế giới GPS có khả năng phân định vị trí hiện diện của bất kỳ đối tượng ở bất kỳ điểm nào trên khắp hành tinh.

Tháng trước, một số tin tặc, dù vô tình hay cố ý hoặc là muốn cảnh báo, đã thâm nhập và đưa vào hệ thống định vị các chỉ số dẫn đường hàng hải cho 2 con tàu “ma” không hề tồn tại trên thực tế. Trước đó, các sinh viên Đại học Tổng hợp Texas đã làm chệch hướng một chiếc du thuyền hiện đại trên biển bằng cách mô phỏng tín hiệu vệ tinh GPS trên máy tính xách tay và chuyển cho hệ thống chỉ huy tàu, phong tỏa các cuộc gọi thật. Cả thuyền trưởng lẫn nhân viên kỹ thuật và hệ thống điện tử trên tàu đều không nhận ra trò đánh tráo giả mạo này.

Vì vậy, không phải tự nhiên mà Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu nói về chuyện nghiên cứu sáng chế một hệ thống mới thay thế cho GPS. Chí ít là tìm phương án thay thế cho thành phần quân sự trong hệ thống định vị điều hướng. Trong khi đó, các cơ quan liên quan tại Mỹ đang tích cực thảo luận vấn đề: làm thế nào để tăng cường độ bảo vệ của hệ thống hiện có vì hiện nay toàn bộ các nhóm quân sự, kể cả các đơn vị liên hợp của Hải quân Mỹ đều phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của hệ thống định vị.

Tuy nhiên, theo ông Viktor Murakhovski, Tổng biên tập của tờ National Treasures, tổ hợp GPS và Navstar có hai phân khúc dân sự và quân sự, vì vậy, không nên nói quá sớm về sự cáo chung của hệ thống GPS.

 “Hệ thống GPS sẽ không biến mất, bởi phân khúc dân sự của hệ thống Navstar hiện nay đang bao trùm không gian khổng lồ. Chỉ cần xem các hệ thống bản đồ kể cả Google Map là có thể nhận thấy đây là thị trường thu lợi hàng trăm tỷ USD. Và hiển nhiên với lợi nhuận như vậy không có chuyện phút chốc phá sản. Nghĩa là khu vực dân sự có khả năng tự bảo tồn hệ thống Navstar và hệ thống này đối với toàn phân khúc có vai trò cực kỳ ích lợi”, ông Murakhovski nói.

Mặc dù có sự độc quyền toàn cầu của GPS, các nước khác nhau và các liên minh quốc gia trên thế giới cũng nỗ lực tạo ra hệ thống dẫn đường vệ tinh riêng của mình. Nổi bật nhất là hệ thống GLONASS của Nga đang được triển khai đầy đủ với 24 vệ tinh bao phủ tất cả các khu vực trên hành tinh, cộng thêm một số bộ máy quĩ đạo đang ở chế độ dự bị.

Còn về hệ thống Galileo của châu Âu, ban đầu nó dựa chủ yếu vào nhu cầu của thị trường dân dụng. Trong phân khúc quân sự, nó tương thích với tiêu chuẩn hệ thống Navstar của Mỹ. Tuy nhiên, Galileo vẫn chưa được triển khai đầy đủ, và trong bối cảnh khó khăn tài chính mà các nước EU đang phải gánh chịu, không ai có thể biết rõ triển vọng của Galileo sẽ ra sao.

Nhiều người cũng nói về hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc, bàn tán nhiều nhất trước hết là người Trung Quốc và người Mỹ - đối thủ chính của Bắc Kinh. Nhưng theo dữ liệu của các chuyên gia, Bắc Đẩu hiện tại còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Không rõ khi nào thì hệ thống này mới thực sự được đưa vào vận hành.

Nếu xét đến tất cả các hệ thống kể trên dưới góc độ lợi ích thương mại thì hiện tại vẫn chưa một hệ thống nào sánh được với GPS-Navstar của Mỹ. Trong bối cảnh này, nếu các quốc gia khác, dù là Nga, Trung Quốc hay EU, nếu không hỗ trợ hệ thống vệ tinh của chính mình, thì sẽ không có triển vọng phát triển ra thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia khác cũng có lợi thế là đều có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm về GPS từ Mỹ để tránh không bị sa vào cái bẫy của chính mình.


Theo VOR


 Vệ tinh “made in Việt Nam” đầu tiên hoạt động trên vũ trụ
Vệ tinh “made in Việt Nam” đầu tiên hoạt động trên vũ trụ

Từ 4 giờ sáng 20/11/2013, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) đã nhận được các xác thực về các lần thu nhận thành công tín hiệu của vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (Rồng nhỏ) do Việt Nam chế tạo hoạt động trên vũ trụ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN