Khi một chiếc máy bay bay qua hàng rào âm thanh ở vận tốc 1.225km/h, áp suất từ máy bay này lên không khí xung quanh nó đã tạo ra các làn sóng, đi kèm với nó là những âm thanh chói tai.
Các nhà khoa học đã tiến hành cuộc thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu chuyến bay Amrstrong của NASA tại California. Theo đó, một cặp máy bay siêu thanh T- bay song song theo đội hình và bay thấp hơn một chiếc máy bay được trang bị hệ thống chụp tốc độ cao.
Khoảng cách giữa hai chiếc T- và máy bay gắn máy ảnh là 9m. Khi cặp máy bay T- bay qua bên dưới chiếc máy bay trên, máy ảnh đã chụp được những hình ảnh thôi miên ghi lại khoảng khắc máy bay T- phá vỡ bức tường âm thanh.
Kỹ sư Neal Smith, Công ty tin học hàng không vũ trụ, lý giải với hai máy bay bay song song nhau, sự tương tác giữa máy bay và không khí có hình dạng khác hơn nhiều. Ông Smith nhấn mạnh những hình ảnh này cho phép các chuyên gia hiểu rõ hơn về sóng xung kích.
Theo NASA, việc bắt được hình ảnh chi tiết về sóng xung kích rất quan trọng đối với cơ quan này trong việc phát triển máy bay X-59, một loại máy bay siêu thanh thử nghiệm có khả năng phá vỡ hàng rào âm thanh mà không phát ra tiếng nổ siêu thanh ồn ào.
Sự đột phá này có thể giúp nới lỏng những yêu cầu khắt khe về các chuyến bay và cho phép các hãng hàng không khai thác trở lại máy bay siêu thanh thương mại kể từ sau khi máy bay siêu thanh Concorde bị đình chỉ hoạt động từ năm 2003 do tiếng nổ siêu thanh lớn.
Nhiều nước đã cấm sử dụng máy bay Concorde do tiếng nổ siêu thanh quá lớn. Tiếng nổ siêu thanh không chỉ gây ảnh hưởng đến người dân ở dưới mặt đất mà còn gây thiệt hại khác như làm vỡ cửa kính.