Người phụ nữ Trung Đông đầu tiên có học vị tiến sĩ về AI

Nữ giới ở Saudi Arabia nói riêng và những người phụ nữ ở Trung Đông nói chung có thể tự hào khi ngày càng có nhiều người đã vượt qua những rào cản, định kiến của xã hội để trở thành những nhà khoa học xuất chúng và Tiến sĩ Fatmah Baothman là một trong số đó.

Chú thích ảnh
Tiến sĩ Fatmah Baothman với các đồng nghiệp. Ảnh: arabnews.com

Bà Baothman là nhân vật tiêu biểu của phụ nữ Saudi Arabia ngày nay khi trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Trung Đông có học vị tiến sĩ chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI). Bà Baothman có hơn 25 năm giảng dạy bộ môn máy tính và công nghệ thông tin ở Đại học Tổng hợp Quốc vương Abdulaziz.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hành trình đến với lĩnh vực khoa học mới mẻ này của bà Baothman bắt đầu từ khi bà còn là sinh viên của Đại học Tổng hợp Arizona với chương trình Anh ngữ. Tại đây, cô nữ sinh đến từ Trung Đông được tiếp cận với phương pháp học ngoại ngữ hiện đại với các hệ thống máy tính vốn có thể giúp đỡ và hỗ trợ người học tiếng Anh cải thiện vốn từ và cách phát âm của mình.

Bà Baothman kể lại: “Tôi đã bị mê hoặc bởi mức độ trao đổi và tương tác với máy… rồi tôi bắt đầu học lập trình và hiểu biết hơn về phương pháp kiểm tra của Turing (nhà toán học Alain Turing) vốn là một cách kiểm tra được thiết kế để đo trí tuệ của các máy móc và tôi đã bị lôi cuốn vào lĩnh vực này”.

Năm 2003, bà Baothman tốt nghiệp Trường Máy tính và Công nghệ thuộc Đại học Tổng hợp Huddesfield ở Anh, đây cũng là nơi bà tiếp tục theo đuổi con đường học thuật và nghiên cứu lĩnh vực AI. Bà Baothman đã lấy bằng tiến sĩ về “Hệ thống âm vị - Dựa trên phương pháp tự động nhận dạng lời nói bằng tiếng Arab” tại chính ngôi trường này. 

Công việc hiện nay của bà Baothman chủ yếu tập trung vào lĩnh vực AI, một lĩnh vực quá mới mẻ và đầy thách thức đối với ngay cả không ít “cánh mày râu” nhưng bà đã gặt hái được những thành công hết sức thuyết phục. Tiến sĩ Baothman cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với robot và chúng tôi có thể nâng cao khả năng nhận biết của nó từ 4 – 7 năm… Lời nói là công cụ rất quan trọng trong nhiều ứng dụng khác nhau có thể được ứng dụng ở các thành phố thông minh, xe ô tô thông minh hay điện thoại thông minh”. 

Theo Tiến sĩ Baothman, AI là một lĩnh vực khoa học vô tận và đang phát triển. AI có thể giúp đem lại những lợi ích to lớn cho nhân loại bằng cách giúp giải quyết những vấn đề vô cùng phức tạp, ví dụ như lĩnh vực kinh tế hay tài chính. Cụ thể, AI có thể mang đến những giải pháp mới để giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến biến động tỷ giá, các cuộc khủng hoảng…

Tiến sĩ Baothman tin rằng “AI sẽ sớm đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này”. Điều mà người phụ nữ nhỏ bé này luôn trăn trở đó chính là làm thế nào để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội và đất nước của mình, làm thế nào để đưa công nghệ AI ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày.

 Trương Anh Tuấn (TTXVN)
Chuyên gia nghiên cứu thuộc Chinese University of Hong Kong (CUHK) chia sẻ về AI và giới hạn của AI

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC- Media Outreach – Ngày 6/3/2019 – Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) là điều không thể tránh khỏi. Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra khái niệm AI vào năm 1955 để mô tả một bộ phận khoa học máy tính mới, rồi sau đó AI đã dần dần thâm nhập thành công vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta: ví dụ, bạn cầm điện thoại thông minh lên và nói chuyện với Siri (trợ lý cá nhân thông minh) – khi đó là AI đang hoạt động. Khi bạn nhắn tin với một chatbot dịch vụ khách hàng trên Amazon, bạn cũng đang được phục vụ bởi công nghệ AI.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN