Phát hiện hành tinh mới màu hồng

Trung tâm Goddard Space Flight của NASA gần đây đã phát hiện ra sự tồn tại của một hành tinh mới màu hồng cách Trái đất khoảng 57 năm ánh sáng.

Hành tinh hồng do NASA chụp từ kính thiên văn. Ảnh: EPA


Hành tinh này có tên khoa học là GJ 504b, với kích thước bằng sao Mộc và là hành tinh nhỏ nhất từng được chụp trực tiếp bởi kính thiên văn. Theo ảnh chụp được cho thấy hành tinh này có màu hồng tươi, một dấu hiệu của hành tinh tương đối trẻ.

Tuy nhiên, màu sắc độc đáo không phải là lý do chính khiến các nhà thiên văn học bối rối về GJ 504b. Khoảng cách tới GJ 504b gấp 44 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời và kích thước khổng lồ của nó không phù hợp với lý thuyết hình thành hành tinh hiện nay.

Lý thuyết tích tụ từ tâm – phương thức hình thành của sao Mộc- giống như GJ 504b cho thấy rằng lực hấp dẫn được tạo ra bởi sự va chạm khối lượng giữa các mảnh vỡ trong không gian hút các hạt giàu khí ga, cuối cùng dẫn đến việc hình thành hành tinh lớn.

Tuy nhiên, GJ 504b, nhìn bên ngoài có vẻ hợp lý giống như sự hình thành điển hình của sao Mộc, lại có mật độ các mảnh vỡ được cho là không đáng kể và không đủ để tạo ra một hành tinh. Nhiều nhà thiên văn học đang phân vân rằng các giả định cơ bản của lý thuyết tích tụ từ lõi có thể cần phải xem xét lại.

Việc phát hiện GJ 504b có dẫn đến lý thuyết mới về thiên văn học hay là cuộc cách mạng mới hay không, đó là câu hỏi dành cho các nhà thiên văn học. Với chúng ta, hành tinh này màu hồng xinh đẹp chỉ là một lời nhắc nhở về sự vô hạn khủng khiếp của vũ trụ.


CT (Theo Itar-tass)

Vệ tinh siêu nhỏ Việt Nam lên vũ trụ
Vệ tinh siêu nhỏ Việt Nam lên vũ trụ

Ngày 4/8, tàu vũ trụ vận tải không người lái HTV4 của Nhật Bản đã rời bệ phóng mang theo hàng hóa cùng 4 vệ tinh lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong đó có vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon của Việt Nam và một chú rôbốt biết nói.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN