Sau khi nghiên cứu mẫu đá và cồn cát tại một trong những khu địa chất hùng vĩ nhất thế giới - miệng núi lửa Wolfe Creek của Australia, một nhóm khoa học đã kết luận rằng sự kiện thiên thạch rơi trúng địa điểm tạo ra miệng núi lửa xảy ra cách đây 120.000 năm. Điều này cũng làm dấy lên nghi ngờ về một “sự thực” rằng Trái Đất có tuổi đời 4,6 tỷ năm.
Dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Đức Futurezone.de, đài Sputnik đưa tin miệng núi lửa Wolfe Creek hình thành từ 120.000 năm về trước, chứ không phải 300.000 năm như mọi người vẫn lầm tưởng, từ đó ám chỉ Trái Đất có thể trẻ hơn rất nhiều so với con số 4,6 tỷ năm.
Việc nghiên cứu các miệng hố núi lửa trên sa mạc như ở Australia giúp xác định tần suất các thiên thạch có kích thước rộng khoảng 15 mét xảy ra va chạm với các hành tinh và vật thể lớn trong Hệ Mặt trời, cũng như để tính toán số tuổi của chúng. Công thức này được áp dụng tương tự cho Trái Đất, Sao Thủy và Mặt trăng.
Wolfe Creek là miệng núi lửa lớn thứ hai trên thế giới mà tìm thấy những mảnh vỡ thực sự của thiên thạch – một chất liệu quý giúp các nhà khoa học tìm hiểu về nguồn gốc Trái Đất từ hàng nghìn năm trước.
“Kỹ thuật đầu tiên là chúng ta phải lấy mẫu đá từ vành miệng núi lửa – phần đất đá bị tác động khi thiên thạch va vào. Khi một thiên thạch va chạm với bề mặt Trái Đất, lớp đất đá bị xới tung lên và va chạm này tạo ra một bề mặt mới, tiếp xúc với bức xạ. Chúng ta có thể xác định được thời gian tiếp xúc đó là bao lâu. Kỹ thuật thứ hai là chúng ta nghiên cứu khu vực cồn cát bị miệng núi lửa đùn lên", Giáo sư Tim Barrow đang làm việc tại Đại học Wollongong (bang New South Wales, Australia) giải thích.
Để xác định số tuổi của các hành tinh, như Trái Đất và Sao Thủy, các nhà khoa học sử dụng một kỹ thuật gọi là "đếm miệng núi lửa". Kỹ thuật này đếm số lượng miệng núi lửa hình thành từ sự va chạm thiên thạch và so sánh chúng với các ước tính về tần suất thiên thể khác va chạm các hành tinh.
Nếu một miệng núi lửa có độ tuổi ít hơn phán đoán từ trước, điều đó có nghĩa là số lượng vật thể va vào Trái Đất tăng lên và tuổi của hành tinh giảm dần.
Báo Đức lưu ý phát hiện của nhóm khoa học tại Australia, chứng minh những tuyên bố về tính toán trước đây là nhầm lẫn, đồng nghĩa với việc các hố miệng núi lửa khác trong hệ Mặt trời có thể bị nhầm về số tuổi, từ đó kéo theo độ tuổi của Trái đất và các hành tinh khác cũng sai theo.