Triển vọng vệ tinh mang cuộc cách mạng số tới các nước nghèo

Vệ tinh tầm thấp có thể mang đến cơ hội sử dụng cho hàng triệu người dùng, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh của châu Phi.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: NASA

Theo hãng tờ Japan Times, tại một hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về các nước kém phát triển nhất diễn ra ở thủ đô Doha (Qatar), các “ông lớn” công nghệ như Microsoft cam kết cải thiện dịch vụ ở các quốc gia có chất lượng mạng Internet kém thông qua các vệ tinh, trong bối cảnh những công ty cạnh tranh đang phóng hàng ngàn các thiết bị truyền phát thế hệ mới lên quỹ đạo thấp.

Các chuyên gia công nghệ tại hội nghị hứa hẹn rằng hàng ngàn vệ tinh tầng thấp này sẽ mang lại những thay đổi nhanh chóng và tương lai tươi đẹp cho châu Phi.

Theo thông tin từ Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ngày 5/2, chỉ có 1/3 dân số các nước nghèo nhất thế giới có khả năng truy cập mạng Internet.

ITU cho biết hiện tại, chỉ có 36% trong số 1,25 tỉ người ở 46 quốc gia nghèo nhất thế giới có thể truy cập mạng Internet, so với tỷ lệ 90% người dân ở khu vực Liên minh châu Âu.

ITU nhấn mạnh rằng khoảng cách về khả năng kết nối Internet giữa các nước trên thế giới ngày càng tăng trong thập kỷ qua.

Tại hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo lãnh đạo các quốc gia kém phát triển: “Các bạn đang tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng số”.

Thậm chí tại một số quốc gia châu Phi, tình trạng khan hiếm Internet đã trở thành một vấn đề mang tính cấp bách.

Ví dụ như tại Cộng hòa Dân chủ Congo, chỉ gần 25% trong số 100 triệu người dân có khả năng truy cập mạng Internet. Trong khi việc truy cập Internet là một điều dễ dàng tại các thành phố lớn ở CHDC Congo, như thủ đô Kinshasa, thì các vùng hẻo lánh rộng lớn và các dải lãnh thổ diễn ra tranh chấp trong hơn hai thập kỷ qua lại rơi vào tình trạng thiếu thốn kết nối số.

Anh Tú/Báo Tin tức
Vệ tinh quan sát Trái Đất của NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước
Vệ tinh quan sát Trái Đất của NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước

Một vệ tinh quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước trên thế giới. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại nhiều nước vừa được công bố mới đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN