Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Đài quan sát thiên văn vô tuyến Quý Châu (trường Đại học Quý Châu), Đài quan sát thiên văn quốc gia (Viện Khoa học Trung Quốc) và Đại học Bắc Kinh đã sử dụng dữ liệu thăm dò thông qua kính viễn vọng Thiên Nhãn Trung Quốc (FAST) để xây dựng và công bố mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới.
Nhóm nghiên cứu, thăm dò hydro trung tính bằng FAST đã hoàn thành một cuộc khảo sát trên diện tích khoảng 7.600 độ vuông trong 3 năm và đã phát hiện ra 41.741 mẫu thiên hà hydro trung tính. Số lượng mẫu và chất lượng dữ liệu vượt xa các dự án khảo sát hydro trung tính khác trong và ngoài nước. Dự kiến hơn 100.000 thiên hà hydro trung tính sẽ được phát hiện trong 5 năm tới.
Hydro - nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn - là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ và là một phần quan trọng của các thiên hà. Hydro trung tính (hydro nguyên tử ở trạng thái cơ bản) được tìm thấy rộng rãi trong các giai đoạn tiến hóa khác nhau của thiên hà. FAST là công cụ sắc bén để phát hiện các hydro trung tính mờ. So với các chuyến thăm dò hydro trung tính trước đó, FAST có độ phân giải không gian và quang phổ cao hơn, phạm vi bao phủ rộng hơn, chất lượng dữ liệu đáng tin cậy và đầy đủ hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu thăm dò có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu hàm lượng, chất lượng hydro trung tính có chất lượng thấp của các thiên hà, hạn chế các tính chất của vật chất tối, phát hiện các thiên hà mờ chưa được biết đến và nghiên cứu cấu trúc và sự tiến hóa quy mô lớn của vũ trụ.
Từ đầu năm đến nay, kính viễn vọng FAST đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như lần đầu tiên quan sát được “sự sống” của hố đen trong dải sóng vô tuyến, phát hiện ra bằng chứng quan trọng về sự tồn tại của sóng hấp dẫn Nahz, phát hiện ra hệ sao đôi pulsar có chu kỳ quỹ đạo ngắn nhất cho đến nay..., điều này giúp không ngừng mở rộng giới hạn quan sát của con người về vũ trụ.
Kính viễn vọng FAST là công trình hạ tầng khoa học công nghệ trọng điểm được chính phủ Trung Quốc đầu tư xây dựng ở châu tự trị Kiềm Nam, tỉnh Quý Châu, Tây Nam nước này. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2011, chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2020. Đây là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất (kích thước tương đương 30 sân bóng đá) và nhạy bén nhất thế giới, phục vụ công tác nghiên cứu vũ trụ và tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất.