Trước đó, khi phát hiện ra chiếc quan tài cổ nằm sâu dưới lòng đất, cộng đồng mạng đã có những giả thuyết về một thế giới tàn vong.
Một bộ phận cho rằng tốt nhất nên để chiếc quan tài trở về vị trí cũ, bị niêm phong và lãng quên, như chưa từng được biết đến. Trong khi đó, một số người còn cho rằng đây là ngôi mộ lưu giữ thi thể của Alexander Đại đế - vị vua vĩ đại nhất thế giới cổ đại. Có người lại liên tưởng đến lần mở nắp mộ Vua Tutankhamun năm 1922 dẫn tới cái chết bất ngờ của nhiều người liên quan tới lần phát hiện – được gọi là hiện tượng Lời nguyền Pharaoh.
Bất chấp cảnh báo từ cộng đồng mạng, giới chức vẫn quyết định sơ tán khu vực và mở nắp quan tài. Nhẹ nhõm thay, bên trong quan tài là 3 xác ướp bị nước mưa axit phân hủy hoàn toàn và không ai trong số 3 thi thể đó là nạn nhân của bất kỳ lời nguyền nào.
Tại Nga, cũng từng có câu chuyện về “lời nguyền” đánh cắp ngôi mộ cổ trong năm 1941.
Khi một đoàn thám hiểm khảo cổ đang làm việc tại Samarkand khai quật mật mã gia tộc Thiếp Mộc Nhĩ, nhà cầm quân người Mông Cổ thế kỷ 14, các nhà khoa học đã phớt lờ những lời cảnh báo từ người dân địa phương và khai quật cơ thể của Thiếp Mộc Nhi cùng hậu duệ của ông.
Các nhà khảo cổ đã rất kinh hãi khi nhìn thấy trên lăng mộ viết “Khi ta trở lại từ cõi chết, thế giới sẽ run rẩy”. Tồi tệ hơn, bên trong quan tài còn có dòng chữ: “Bất cứ ai mở lăng mộ sẽ chứng kiến một kẻ xâm lược khủng khiếp hơn ta”.
Hai ngày sau, Đức Quốc xã xâm lược Liên bang Xô viết. Những tàn tích của Thiếp Mộc Nhĩ được khai quật chỉ vài ngày trước Cuộc chiến Stalingrad, một trong những trận chiến đẫm máu nhất và được nhiều nhà sử học coi là bước ngoặt trong cuộc chiến.