Các nghiên cứu của Stef Lhermitte, chuyên gia quan sát thuộc Đại học Kỹ thuật Delf (Hà Lan) cho biết kể từ năm 2001 tới nay, tại khu vực này đã phát hiện 6 lần băng nứt và tách rời với diện tích lớn tương tự. Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ còn nứt thêm khoảng 10km nữa là khối băng sẽ tách rời hoàn toàn khỏi lớp băng đảo cũ.
Việc các tảng băng có diện tích lớn tách độc lập ra khỏi nền băng đảo cũ không phải là một hiện tượng lạ tại Nam Cực. Tuy nhiên, vấn đề làm các chuyên gia lo ngại đó là thông thường, các vết nứt được phát hiện trước đây đều ở các khu vực gần rìa băng đảo; trong khi đó, vết đứt gãy lần này lại phát hiện ở khu vực trung tâm của băng đảo.
Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu của khả năng đã xuất hiện các dòng chảy nước nóng ở bên dưới băng đảo. Hơn nữa, tần suất của các vụ nứt và tách rời cũng ngày càng tăng lên cho thấy băng ở khu vực Tây Nam Cực đang tan ngày càng nhanh hơn so với dự kiến.
Vào năm 2017, cũng tại đây, một tảng băng với diện tích khoảng 260 km2 cũng đã tách rời hoàn toàn khỏi nền băng đảo.