Đức chế tạo máy biến nước thành xăng dầu

Các nhà kỹ sư hóa học Đức đang trong giai đoạn hoàn thành chế tạo một cỗ máy áp dụng kỹ thuật có thể chuyển hóa nước thành xăng dầu.

Loại máy có thể chuyển hóa nước sang nhiên liệu xăng dầu của Đức. Ảnh: Sunfire GmbH.


Công ty Sunfire GmbH cho biết họ đang triển khai cỗ máy có thể tổng hợp nước và CO2 để tạo ra nhiên liệu gốc dầu. Loại máy này có khả năng chuyển hóa khí ga chiết xuất từ nước thành xăng dầu ở thể lỏng.


“Chúng sẽ hoàn toàn thay đổi cách mọi người sản xuất nhiên liệu cho các loại phương tiện và ngành công nghiệp hóa chất”, Nils Aldag – Giám đốc tài chính và là người đồng sáng lập công ty Sunfire bày tỏ. Công ty hi vọng loại kỹ thuật này sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong thị trường nhiên liệu sau này. Sau khi có được giấy phép cần thiết và cải tiến một số bộ phận, công ty hy vọng sẽ cho ra mắt sản phẩm vào năm 2016.


Công ty đã áp dụng kỹ thuật Chuyển hóa Fischer-Tropsch – lần đầu tiên được biết đến là phát minh của hai nhà hóa học người Đức Franz Fischer và Hans Tropsch vào năm 1925.


Kỹ thuật Chuyển hóa Fischer-Tropsch.


Chuyển hóa Fischer-Tropsch sẽ biến khí CO2 không màu, không mùi, không cháy và khí Hidro (H2) từ hơi nước bốc lên bằng phương pháp điện phân thành các loại xăng dầu dạng lỏng như dầu diesel, dầu hỏa kerosene dành cho máy bay và các sản phẩm hóa học khác. Nhiệt độ cần để xảy ra phản ứng hóa học được điều chỉnh trong mức từ 150 đến 300 độ C.


Tuy nhiên, nhiên liệu từ công nghệ chuyển hóa F-T sẽ đắt hơn so với những loại xăng dầu được sản xuất bằng các phương pháp truyền thống bằng dầu thô hoặc than đá. Song công ty Sunfire rất tự tin về công nghệ của mình sẽ cạnh tranh được trên thị trường năng lượng. “Điều quan trọng là giá trị của sản phẩm phải phù hợp với nơi cần nó”. Mọi người có thể nghĩ rằng nhiên liệu truyền thống rẻ hơn sẽ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo, tuy nhiên điều đó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.


Ví dụ quân đội Mỹ đã dành 150 USD cho một thùng xăng máy bay được chế biến từ tảo, thay vì 3 USD cho một thùng xăng truyền thống. Mặc dù 150 USD là một giá quá đắt so với một thùng xăng, song phía Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng mức giá đó trong suốt 13 năm chiến tranh tại Afghanistan. Quyết định trên là kết quả của việc tính toán nếu muốn chuyển nhiên liệu đến những vùng chiến sự biệt lập ở Afghanistan thì tổng giá tiền chi trả cho một thùng xăng sẽ lên tới 400 USD.



Hồng Hạnh(theo RT)

Nga chế tạo thiết bị nhìn xuyên tường
Nga chế tạo thiết bị nhìn xuyên tường

Các nhà khoa học Nga vừa chế tạo phiên bản nâng cấp của thiết bị có tên "Pikor-bio" với chức năng tìm kiếm thợ mỏ trong trường hợp sập lò. Phiên bản cải tiến có phạm vi sử dụng rộng hơn nhờ những thuộc tính mới được cải thiện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN