Sử dụng các vật kim loại, đồ nhựa để nấu ăn
Các vật dụng bằng kim loại khi cho vào lò vi sóng để nấu ăn có thể gây hỏng lò, một số trường hợp gây cháy nổ hoặc chập điện. Các vật dụng bằng nhựa cũng không nên cho vào lò vi sóng, đồ nhựa kém chất lượng đựng thực phẩm và hâm nóng bằng nhiệt độ cao có thể gây bệnh tiêu hóa, ngộ độc.
Nên sử dụng các loại đồ sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt (không có hoa văn kim loại) hoặc đồ nhựa chuyên dụng với lò vi sóng để nấu ăn. Thông thường, khi mua đồ nhựa, các nhà sản xuất sẽ ghi chú loại mà bạn có thể sử dụng trong lò vi sóng.
Mở cửa khi lò đang hoạt độngCửa lò không đóng kín rất nguy hiểm vì sóng viba bị phát tán ra bên ngoài mà không bị cản lại. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, thức ăn đang trong quá trình nấu, mở cửa đột ngột có thể bị bắn vào người gây bỏng cho người sử dụng.
Đậy kín hoàn toàn thức ăn khi nấuViệc đậy kín nắp khi nấu thức ăn trong lò vi sóng rất dễ làm áp suất tăng khi nhiệt độ tăng và có thể gây hiện tượng phát nổ. Bạn có thể đậy thức ăn khi nấu nhưng không nên đậy kín hoàn toàn, có thể để hở một chút để thoát hơi.
Để trái cây, trứng có vỏ hay thực phẩm đóng hộp vào lòCác loại trái cây, trứng còn trong vỏ, hạt tiêu hay thực phẩm đóng hộp đều không nên cho vào lò vi sóng, chúng sẽ làm giảm chất lượng của thực phẩm. Không nên luộc hay rán trứng bằng lò vi sóng bởi sẽ gây nổ.
Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
Rã đông thịt cá bằng lò vi sóng rồi lại đưa vào tủ lạnh bảo quảnNhiều người có thói quen rã đông một lượng lớn thực phẩm nhưng khi không sử dụng hết lại đem cất vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Đây là hành động sai lầm vì thực phẩm sau khi được rã đông cần nấu ngay. Nếu bạn bỏ lại vào ngăn đá, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm sau đó chế biến cũng không còn ngon nữa.
Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướngKhông nên để lò vi sóng gần tủ lạnh hoặc gần bếp nấu ăn. Vì lò vi sóng có từ tính rất mạnh nếu để gần các thiết bị điện tử sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị đó. Thêm nữa, nếu như lò vi sóng gây cháy nổ khi để gần các thiết bị điện hay bếp ga sẽ gây mất an toàn và khó xử lý hơn.
Bạn nên đặt lò vi sóng ở nơi thông thoáng, cách tường khoảng 15cm, độ cao cách mặt đất khoảng 90cm.
Sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước
Không sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước hay chất lỏng khác. Khi đun sôi các chất lỏng, đặc biệt là nước bằng lò vi sóng rất hay xảy ra tình trạng sôi sau. Đây là trạng thái khi đun sôi quá độ, nước bắn ra ngoài khi người dùng lấy cốc chất lỏng ra từ lò, gây bỏng.
Sử dụng đĩa hình chữ nhậtThực ra đây không hẳn là sai lầm nhưng bạn nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông sẽ tốt hơn, vì đĩa chữ nhật dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
Sử dụng túi nilon trực tiếp bao gói thực phẩmKhi rã đông thực phẩm hay hâm nóng thức ăn, bạn không nên để túi nilon dính trực tiếp vào thực phẩm.
Tiệt trùng các loại khăn vải bằng lò vi sóngViệc tiệt trùng các loại khăn vải bằng lò vi sóng sẽ gây ra tình trạng cháy vải hoặc gây hỏa hoạn khi nhiệt độ trong lò vi sóng quá cao. Thay vào đó, bạn có thể dùng tủ sấy quần áo để sấy đồ.