Chiều 24/12, tại bờ sông Tô Lịch (Hà Nội), PGS.TS. Trần Hồng Côn (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) đã cùng các cộng sự trình diễn sản phẩm máy lọc nước nguyên khoáng NanoSky - sản phẩm công nghệ lần đầu tiên được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.
Trước sự chứng kiến của các nhà khoa học và phóng viên báo chí, PGS. Côn đã lấy 5 lít nước từ sông Tô Lịch - dòng sông được mệnh danh là "con sông chết" của Thủ đô, đoạn chảy qua khu vực Cầu Giấy, để thử nghiệm lọc bằng máy lọc nước Nanosky. Theo quan sát, nước sông Tô Lịch có màu đen và mùi rất khó chịu. Ông Côn cho biết nước sông Tô Lịch nhiễm rất nhiều kim loại nặng độc hại, trong đó hàm lượng asem cao gấp hàng chục lần mức cho phép.
Mẫu nước sông Tô Lịch khi mới lấy từ sông lên có màu đen và mùi khó chịu. |
Sau khoảng 5 phút, nước sạch được lọc từ máy có màu trong suốt. PGS. Côn cùng hai phóng viên đã trực tiếp uống nước này. Họ không có biểu hiện của một người đang uống nước thải và vẫn có biểu hiện bình thường.
Nhiều người chứng kiến và uống nước cho biết, nước không mùi và không vị.
Theo
ông Côn, ưu điểm nổi bật của máy lọc nước Nanosky là nước sau khi lọc
vẫn giữ được các vi chất cần thiết cho cơ thể trong khi loại bỏ hoàn
toàn các chất độc hại.
Máy
lọc nước nguyên khoáng NanoSky do Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng
dụng Công nghệ Nano phát triển là sự kết hợp của 3 công nghệ xử lý nước
tiên tiến hàng đầu thế giới: công nghệ hấp phụ chọn lọc, công nghệ Xử lý
Amoni và các chất hữu cơ, công nghệ diệt khuẩn bằng Nano Bạc.
Nhà sản xuất cho biết chiếc máy này đã được bán trên thị trường mới mức giá chỉ hơn 3 triệu đồng.
Theo PGS.TS. Trần Hồng Côn, ưu điểm lớn nhất của chiếc máy là không dùng điện, không nước thải, nhỏ gọn và năng lực xử lý rất lớn (gấp 5 tới 8 lần các công nghệ hiện tại). Chiếc máy này có thể lọc 50 lít nước sạch trong vòng một giờ.
PGS.TS. Trần Hồng Côn giới thiệu mẫu nước sau khi đã được lọc sạch. |
Giám đốc đơn vị sản xuất cho biết, tất cả các khâu sản xuất máy như xử lí nguyên vật liệu thô, thiết kế chế tạo, khuôn mẫu, phụ kiện... đều sản xuất tại Việt Nam. Do đó, khả năng ứng dụng và sản xuất trong nước rất cao.
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh nước sau khi được lọc hoàn toàn an toàn và có thể uống được. |
PGS.TS. Đỗ Quang Trung (Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên) đánh giá cao sáng chế này và cho rằng máy đặc biệt tiện dụng tại các vùng lũ và vùng nước ngập mặn tại Việt Nam.
Bài và ảnh: Hoàng Dương