Đây là đợt bùng phát tia gamma ở ngôi sao có khoảng cách xa nhất. Các tia gamma được giải phóng trong chỉ 1/10 giây lượng năng lượng mà Mặt Trời phát ra trong khoảng 10.000 năm.
Các nhà khoa học cho biết cho đến nay mới chỉ quan sát được 2 đợt bùng phát tia gamma khổng lồ trong Ngân hà, vào các năm 2004 và 1998, và 1 đợt bùng phát trong thiên hà Đám mây Magellan Lớn vào năm 1979.
Nhà vật lý thiên văn Sandro Mereghetti thuộc Viện vật lý thiên văn quốc gia Italy (INAF) tại Milan, tác giả chính của nghiên cứu cho biết các đợt bùng phát khổng lồ là sự kiện rất hiếm gặp. Ngân hà chứa ít nhất 30 ngôi sao từ, có thể nhiều hơn, song chưa phát hiện được các đợt bùng phát khổng lồ.
M82, biệt danh là "thiên hà xì gà" vì khi nhìn ngang có hình dáng một điều xì gà dài, cách Trái Đất 12 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ursa Major. Một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng đi được trong 1 năm, tương đương 9.500 tỷ km.
Cho đến nay, bùng phát tia gamma khổng lồ của ngôi sao từ M82 là khoảng cách xa nhất được biết đến, song không phải là mạnh nhất. Bùng phát mạnh nhất được phát hiện năm 2004.