Trong hệ Mặt trời này có một hành tinh khổng lồ tới mức quay xung quanh ngôi sao của nó với quỹ đạo quay kéo dài cả triệu năm. Theo kết quả nghiên cứu mới công bố ngày 26/1 trên Tạp chí the Royal Astronomical Society, giới nghiên cứu tin rằng đây là hệ Mặt trời lớn nhất được biết đến cho tới nay. Dù được phát hiện lần đầu từ 8 năm trước, các nhà khoa học vẫn luôn cho rằng hành tinh khổng lồ nói trên là một hành tinh "ma" không thuộc hệ mặt trời nào. Tuy nhiên giờ đây, họ đã tìm ra mối liên kết của hành tinh này với ngôi sao cách nó khoảng 1.000 tỷ km, gấp 7.000 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.
Theo quan sát, hành tinh và ngôi sao nói trên cùng di chuyển trong không gian và cả hai cách Mặt Trời khoảng 104 năm ánh sáng. Một chu kỳ quay của hành tinh này xung quanh ngôi sao của nó phải mất tới 900.000 năm và có thể hành tinh này mới chỉ hoàn thành được khoảng 50 chu kỳ kể từ khi hình thành. Ước tính hành tinh này có thể lớn gấp 11,6 đến 15 lần Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Các nhà khoa học cũng cho rằng khó có thể xuất hiện sự sống tại hành tinh này.