Loài nhện có đuôi tồn tại cách đây 100 triệu năm. Ảnh: sciencealert.com |
Trong những nghiên cứu cùng được xuất bản trên tạp chí Nature Ecology and Evolution, một nhóm nhà khoa học đã có những tranh cãi trong khi một số cho rằng các cơ quan sinh dục đực và bộ phận tạo tơ của sinh vật trên khá giống với loài nhện.
Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học lại cho rằng phần đuôi dài và cơ thể phân đốt thể hiện sinh vật trên (được các nhà khoa học gọi là Chimerarachne yingi) thuộc về thời kỳ xa xưa hơn rất nhiều thời cổ đại và đã tuyệt chủng giống loài này từ cách đây ít nhất 0 triệu năm.
Cả hai nhóm các nhà khoa học đều đồng ý rằng sinh vật Chimerarachne yingi này đã giúp làm đầy khoảng trống chuỗi tiến hóa của gần 50.000 loài nhện nhả tơ và bẫy mồi trên toàn thế giới ngày nay. Theo nhà cổ sinh học Bo Wang từ Học viện Khoa học Trung Quốc ở thành phố Nam Kinh, là tác giả của nghiên cứu này, sinh vật mới được phát hiện là mắt xích bị thiếu giữa loài Uraraneida cổ đại có sự tương đồng với loài nhện nhưng lại có đuôi, không có cơ quan nhả tơ và loại nhện ngày nay vốn không có đuôi.
Ông cho biết sinh vật Chimerarachne yingi trên có nhiều điểm tương đồng với loại nhện có 8 chân ngày nay. Sinh vật mới được phát hiện này rất nhỏ bé, có chiều dài cơ thể khoảng 6mm, trong đó một nửa là chiều dài của đuôi.
Đáng chú ý, loài vật mới chưa hoàn toàn xác định được chính xác này, được phát hiện cùng lúc bởi hai nhóm các nhà khoa học, trong đó mỗi nhóm đều đào được hai mẫu vật được bảo quản trong các giọt hổ phách trong mờ. Trùng hợp hơn nữa, cả hai nhóm cùng công bố phát hiện của mình trên cùng một tạp chí và tòa soạn đã cho xuất bản hai phát hiện cùng nhau.
Theo nhà khoa học Paul Selden thuộc trường Đại học Kansas, các bộ phận nhả tơ của nhện được sử dụng để tạo tơ sử dụng cho nhiều chức năng như bọc trứng, tạo hang và tạo võng để ngủ hoặc chỉ là để lại các dấu vết. Sinh vật Chimerarachne yingi cũng có phần phụ giống càng cua được gọi là chân nhện sử dụng để di chuyển tinh trùng vào con cái khi giao phối, đây là dấu hiệu đặc trưng của tất cả các loài nhện. Phần đuôi giống roi cũng được biết như đốt cuối bụng của động vật chân khớp, có thể phục vụ cho một giác quan.
Ngược lại, loài nhện ngày nay sử dụng tơ để chăng tơ thành mạng để theo dõi các thay đổi của môi trường xung quanh chúng, ngoài ra, loài nhện ngày nay còn có nọc độc. Tuy nhiên, cả hai nhóm nhà khoc học đều không khẳng định Chimerarachna yingi có thể gây độc cho con mồi hay không.
Các mẫu vật của sinh vật mới này được tìm thấy trong các khu rừng ở Myanmar, nơi sản xuất gần 10 tấn hổ phách mỗi năm. Theo các nhà khoa học, hổ phách là điều kiện rất quan trọng để có thể lần theo dấu vết những tổ tiên của loài nhện bởi lẽ nhện có cơ thể mềm và không có xương, do đó chúng không bị hóa thạch mà chỉ trong những môi trường đặc biệt như hổ phách, các nhà khoa học mới có thể có thể tìm ra chúng.