Trong khi đó, cốc nguyệt san cũng có thể làm tăng nguy cơ bị TSS và cần phải được đun sôi giữa các lần sử dụng. Đây là thông tin được các nhà khoa học đưa ra trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology của Hội vi trùng học Mỹ.
Một sản phẩm tampon. Ảnh: phillymag.com |
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra 11 mẫu tampon và 4 loại cốc nguyệt san trong phòng thí nghiệm về hiệu quả của các loại tampon và cốc nguyệt san này trong việc phòng chống tụ cầu khuẩn vàng cũng như độc tố TSST-1.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tampon và cốc nguyệt san vào các túi nhựa, tiêm dung dịch và vi khuẩn lấy ra từ bệnh nhân vốn đã bị sốc độc hồi năm 2014, sau đó dán túi nhựa và để trong vòng 8 giờ.
Sau khoảng thời gian trên, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng tampon làm từ sợi cotton hữu cơ cũng chưa chắc an toàn hơn loại tampon làm từ sợi cotton tổng hợp, bởi yếu tố có thể khiến vi khuẩn phát triển chính là lượng không khí giữa các sợi cotton hữu cơ hoặc các sợi cotton tổng hợp. Trong khi đó, cốc nguyệt san thậm chí còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn tampon. Ít nhất 1 trường hợp bị TSS sau khi sử dụng cốc nguyệt san.
Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ từ lâu được khuyến cáo về việc cần thay tampon thường xuyên để tránh nguy cơ bị TSS - hội chứng hiếm gặp song có thể đe dọa đến tính mạng nếu bị vi khuẩn tấn công. Các triệu chứng thường gặp khi mắc hội chứng này là sốt, nôn mửa, phát ban, đau cơ và rối loạn chức năng.
Bác sĩ Adi Davidov đến từ Bệnh viện Đại học Staten Island ở New York, Mỹ, khẳng định kết luận trên cho thấy việc quảng cáo tampon làm từ chất liệu tự nhiên có thể giúp người dùng phòng tránh TSS là không chính xác. TSS có thể xảy ra đối với bất kỳ chất liệu tampon nào và có thể xảy ra thường xuyên hơn đối với cốc nguyệt san.
Trong những năm gần đây, một lượng lớn các sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ đã được tung ra thị trường, trong đó có tampon làm từ cotton hữu cơ và cốc nguyệt san có thể tái sử dụng.