Tảng băng trôi khổng lồ có diện tích gấp 20 lần Manhattan tách khỏi Nam Cực

Một tảng băng khổng lồ đã tách hoàn toàn khỏi thềm băng dày hàng trăm mét tại Nam Cực. Sự kiện xảy ra sau khi một khe nứt lớn hình thành ở thềm băng vào năm ngoái.

Chú thích ảnh
Khe nứt lớn ở thềm băng Brunt mở rộng hàng trăm mét chỉ trong vài giờ hôm 26/2. Ảnh: BAS

Theo hãng tin RT (Nga), tảng băng trôi rộng lớn có kích thước 1.270 km2, rộng gần gấp 20 lần diện tích của Manhattan, đã tách khỏi thềm băng Brunt dày 150 mét ở Nam Cực, khoảng một thập kỷ sau khi một khe nứt được phát hiện hồi tháng 11/2020.

"Dù những tảng băng lớn tách ra từ thềm băng Nam Cực hoàn toàn là quá trình tự nhiên, song tảng băng với kích thước khổng lồ như ở thềm băng Brunt hôm 26/2 vẫn hiếm và đáng chú ý", Adrian Luckman, Giáo sư tại Đại học Swansea (Anh), nhận xét.

Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS), đã đoán trước rằng tảng băng trôi sẽ tách ra. Đây là quá trình tự nhiên của các thềm băng ở vùng cực và hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh biến đổi khí hậu đã nguyên nhân của các hiện tượng này.

"Nhóm chúng tôi ở BAS đã chuẩn bị tinh thần cho việc một tảng băng trôi tách khỏi thềm băng Brunt từ vài năm trước ", Giáo sư Dame Jane Francis, giám đốc BAS, nói.

Video được ghi lại bởi máy bay giám sát của BAS cho thấy vết nứt đã mở rộng với tốc độ 1 km/ngày. Cuối cùng, nó đã tách khỏi thềm băng vào ngày 26/2. (Xem Video dưới - Nguồn: BAS):

Một nhóm gồm 12 nhà khoa học làm việc tại trạm nghiên cứu Nam Cực đã rời khỏi đây vào giữa tháng 2, do cơ sở hiện đã đóng cửa vì mùa đông khắc nghiệt, thời điểm này bầu trời sẽ tối đen như mực và nhiệt độ thường xuống dưới âm 50 độ C.

“Chúng tôi theo dõi thềm băng hàng ngày bằng cách sử dụng một mạng lưới tự động gồm các thiết bị GPS có độ chính xác cao quanh trạm nghiên cứu. Những thiết bị này sẽ đo lường sự thay đổi hình dạng và cách thức di chuyển của thềm băng”, ông Francis nói.

Ông cho biết thêm rằng các nhà nghiên cứu cũng đã tận dụng dữ liệu và hình ảnh vệ tinh tiên tiến từ Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và vệ tinh TerraSAR-X của Đức, để theo dõi hoạt động của thềm băng.

Dự đoán những gì sắp xảy ra, ông Francis nói rằng điều đó không rõ ràng và tảng băng khổng lồ có thể di chuyển theo một trong hai cách.

”Trong những tuần hoặc tháng tới, tảng băng có thể di chuyển ra xa hoặc bị mắc cạn và vẫn ở gần thềm băng Brunt", ông Fracis nói.

Hải Vân/Báo Tin tức
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới có thể đâm vào hòn đảo thuộc Anh
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới có thể đâm vào hòn đảo thuộc Anh

Tảng băng A-A dài 150km, rộng 48km đang trôi về phía hòn đảo South Georgia, nguy cơ phá hủy nền kinh tế và hệ sinh thái của vùng lãnh thổ thuộc Anh này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN