Đài Sputnik đưa tin tảng băng khổng lồ trên tách khỏi thềm Larsen C ở bờ đông Nam Cực hồi tháng 7/2017. A-A có kích thước to gần bằng đảo South Georgia hay gấp 80 lần quận Manhattan của New York, Mỹ.
Kể từ khi nứt vỡ cách đây 3 năm, tảng băng trôi lớn nhất thế giới đã dịch chuyển gần 1.400km theo hướng Bắc, hiện cách đảo South Georgia khoảng 500km.
“Nó là tảng băng lớn nhất tại Nam Đại Dương. Nó đã tồn tại 3 năm, lâu hơn dự đoán”, Tiến sĩ Sue Cook – nhà nghiên cứu song băng tại Chương trình Nam Cực Australia cho biết. Do phần lớn A-A chìm dưới nước nên nó rất dễ bị mắc cạn hoặc kéo lê trên bề mặt đáy biển. Nó có thể gây gián đoạn đường đi kiếm ăn của các loài động vật hoặc ảnh hưởng đến tàu thuyền.
Giám sát vệ tinh cho thấy A-A nhiều khả năng trôi nổi gần South Georgia trước khi chìm xuống đáy đại dương. Giáo sư Garaint Tarling tại Viện Khảo sát Nam cực Anh nhận định có khả năng tảng băng sẽ va chạm với hòn đảo này. Theo ông, nếu sự việc xảy ra, loài chim cánh cụt và hải cẩu sinh sống tại đây sẽ chịu tác động to lớn. Còn nếu tảng băng bị nhấn chìm, tất cả sinh vật sống dưới đáy biển sẽ bị nghiền nát.