Chuyên gia kỹ thuật Nhật Bản của JVE Group cho biết: “Vì đây là hồ chứa nước rỉ rác với độ sâu 6m, nên bắt buộc phải dùng phao nổi để đặt máy sục khí nano. Còn tại các dòng sông, hồ có độ sâu bình thường như sông Tô Lịch, Hồ Tây... thì phương án đặt máy sẽ là đặt chìm dưới nước để máy sục khí nano ở dưới đáy, không ảnh hưởng đến cảnh quan sông”.
"Không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối mà mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được trong nước và dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên". Theo cán bộ kỹ thuật JVE Group chia sẻ.
Bởi lẽ, máy sục khí thông thường chỉ tạo ra bọt khí to (đường kính từ 1-2 mm) tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ. Nó không tồn tại lâu trong nước và ở dưới đáy nên không thể gặp và phản ứng được với các khí gây ra mùi hôi hối trong nước rỉ rác. Thực tế, một địa phương ở miền Trung đã sục khí tại hồ Bàu Trảng nhưng càng sục càng bốc mùi hôi thối vì các khí độc chưa bị phân hủy và bay lên" - chuyên gia phân tích.
Trong khi đó, công nghệ sục khí nano Nhật Bản tạo ra đồng thời 2 loại bọt khí siêu nhỏ kích thước micro (đường kính <50μm) và nano (đường kính <50nm). Chúng sẽ “lặn” xuống tầng đáy, thời gian “lặn” một lần của bọt khí nano khi sục khí tối thiểu là 8 giờ, dài hơn bọt khí thông thường 5.760 lần. Dưới tầng đáy, chúng gặp và phân hủy các khí độc như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai), CH4..., giúp khử mùi hôi.
Trước đó, JVE Group đã gửi đề xuất tới TP.Hà Nội về việc tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn Bio-Nano Nhật Bản.