Theo đó, ngư dân có điều kiện đóng mới tàu cá có công suất lớn, hiện đại, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có tàu cá hoàn thành đóng mới và đi được từ 1 - 6 chuyến biển, đạt hiệu quả ở mức khá (trung bình lãi khoảng 60 - 80 triệu đồng/tàu/chuyến biển). So với các tàu vỏ gỗ cùng công suất thì hiệu quả của các tàu thép cao hơn từ 15 - 20% trong mỗi chuyến biển.
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm, đào tạo thuyền viên vận hành các tàu đóng mới giúp chủ tàu yên tâm hơn khi hoạt động khai thác trên biển, ngư dân tiếp cận được với các kiến thức mới trong vận hành và bảo quản sản phẩm đối với tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới.
Mặc dù vậy, theo ông Châu, trong quá trình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, một số chính sách quy định thiếu phù hợp hoặc chưa thu hút đối với ngư dân. Cụ thể, chính sách về đầu tư chưa được trung ương bố trí vốn theo quy định; chính sách hoàn thuế GTGT hướng dẫn thiếu thống nhất... Chính sách tín dụng đóng mới tàu cá được ngư dân quan tâm nhưng số tiền vay lớn, tài sản thế chấp là tài sản hình thành bằng vốn vay (con tàu) nên đa phần ngân hàng thương mại đều e ngại không thu hồi được vốn nên giữa Ngân hàng và ngư dân chưa có tiếng nói chung khiến kết quả thực hiện chính sách còn hạn chế.
Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, quá trình thực hiện Nghị định 67/2014/CP và Quyết định 47/2016 của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2016 về việc thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/CP gặp một số vướng mắc.
Tuy nhiên, được sự chỉ đạo thường xuyên của UBND tỉnh, chính quyền địa phương các cấp; ngành chức năng nên việc triển khai đóng mới tàu vỏ thép và các vật liệu mới đánh bắt hải sản, làm dịch vụ nghề cá xa bờ đạt kết quả tích cực. Tỉnh phê duyệt danh sách đóng mới theo Nghị định 67/2014/CP được 18 đợt, các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn đóng mới cho 252 tàu (1 46 tàu vỏ thép, 83 tàu vỏ gỗ, 23 tàu vỏ composite).
UBND tỉnh cũng phê duyệt 6 đợt các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn nâng cấp cho 49 tàu cá (vỏ gỗ) thực hiện mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị đánh bắt xa bờ nhưng đến nay mới có một chủ tàu ký hợp đồng tín dụng. Nguyên nhân là do một số chủ tàu đi biển thường xuyên nên các ngân hàng chưa tiếp cận được hoặc đã tiếp cận nhưng còn thiếu thủ tục hồ sơ và đang bổ sung, hoàn thiện
Để khắc phục tồn tại trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Trần Châu kiến nghị cấp trên chỉ đạo các ngân hàng thương mại liên quan đẩy nhanh việc thực hiện ký hợp đồng tín dụng đã ký kết. Hướng dẫn việc giải ngân và hỗ trợ lãi suất vốn vay sau ngày 31/12/2016 đối với các hợp đồng đã ký trước ngày 31/12/2016.
Kiến nghị Bộ Tài chính sớm cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ phí mua bảo hiểm của năm 2016 và kinh phí thực hiện năm 2017; đồng thời hướng dẫn triển khai bảo hiểm theo Nghị định 67 trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, hướng dẫn cụ thể về hoàn thuế VAT trong trường hợp đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP được thực hiện; các công ty bảo hiểm nhanh chóng giải quyết việc bồi thường cho chủ tàu khi xả y ra tổn thất.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về quy định vùng biển xa bờ; quy định thời gian chuyến biển; đơn vị bộ đội đóng trên đảo gần ngư trường khai thác hải sản nào được xác nhận… để được hỗ trợ chi phí vận chuyển theo Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ông Trần Châu cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí đối với các dự án đầu tư về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành các thiết kế mẫu tàu cá vỏ vật liệu mới để ngư dân lựa chọn, áp dụng theo quy định tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP; bố trí vốn đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão, các cảng cá cung ứng dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm cho tàu vỏ thép có công suất lớn từ 400 CV trở lên như cảng cá Tam Quan, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đề Gi.