Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên

     Tiếp nối đà đi lên từ phiên hôm trước trên hầu như tất cả các thị trường chứng khoán ở cả hai bờ Đại Tây Dương, các thị trường châu Á cũng đi lên ngay từ lúc mở cửa phiên giao dịch ngày 19/1, với phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm ngay từ đầu phiên, nhờ những số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ, Đức, Trung Quốc, cũng như từ Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và các đợt bán trái phiếu thành công tại Tây Ban Nha và Hy Lạp.

Hình minh họa. Nguồn: Internet

     Mặc dù vậy, bóng đen khu vực Eurozone vẫn tiếp tục phủ bóng lên các thị trường cổ phiếu châu Á và lợi nhuận kém cỏi của "đại gia" ngân hàng Mỹ Citibank cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của giới đầu tư. Đóng cửa phiên ngày 19/1, hầu như tất cả các thị trường lớn trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,04%, tương đương ghi thêm 89,10 điểm lên 8.639, điểm; Hang Seng của Hồng Công thêm 256,03 điểm (+1,30%) lên 19.942,95 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 29,70 điểm (tương ứng + 1,31%) lên 2.296,08 điểm; KOSPI của Xơun nhảy 1,19% (+ 22,58 điểm) lên 1.914,97 điểm, Các thị trường khác như Xingapo, Philíppin, Inđônêxia cũng đều tăng điểm, thị trường Đài Loan đóng cửa nghỉ lễ.

Duy chỉ có thị trường Ôxtrâylia là đi chệch khỏi xu thế tăng điểm chung trong khu vực khi giảm nhẹ 3,1 điểm xuống 4.214,8 điểm. Trước đó, trong phiên ngày 18/1 tại Mỹ, chứng khoán Mỹ đã tiếp tục đi lên sau khi đã "xanh ngắt" trong phiên 17/1 trước nữa.
Chốt phiên 18/1, cả ba chỉ số chính của Phố Uôn đều tiếp tục tăng điểm, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ số công nghệ Nasdaq Composite với 41,63 điểm (+1,53%) lên 2.769,71 điểm. Dow Jones tiến thêm 96,88 điểm, tương đương 0,78%, đóng cửa ở mức 12.578,95 điểm, còn chỉ số S&P 500 vọt lên 1.308,04 điểm, tăng 14.37điểm (tương đương +1,11%).

Hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu Phố Uôn trong phiên này là thông tin Qũy IMF vừa gây thêm được 500 tỷ USD, một con số không nhỏ trong bối cảnh hiện nay, để có tiền hỗ trợ cho cuộc chiến chống khủng hoảng hiện nay. Trong khi đó tại Mỹ, các số liệu mới nhất cho thấy sức ép lạm phát đã dịu đi, hoạt động công nghiệp trong tháng 12/2011 tăng lên và lĩnh vực xây nhà mới có nhiều cải thiện.

Còn tại châu Âu, bất chấp dự báo từ Béclin cho biết tăng trưởng kinh tế của Đức có thể chỉ đạt 0,7% trong năm nay, song việc IMF vẫn huy động được 500 tỷ USD để hỗ trợ cho cuộc chiến chống khủng hoảng hiện nay đã khiến các thị trường trở nên lạc quan hơn.
Theo các nhà phân tích, với số tiền này, nếu IMF "dúng tay" vào châu Âu, ít nhất thể chế tài chính quốc tế này cũng có thể hành động được mau lẹ hơn mà không phải quá lo ngại về khả năng tài chính của mình. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thu xếp được vấn đề nợ của Hy Lạp.

Hưởng ứng đà tăng từ Phố Uôn, các thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên giao dịch cùng ngày cũng phần lớn xanh sàn, với FTSE của Luân Đôn tiến thêm 0,15% lên chốt phiên 18/1 ở mức 5.702,37 điểm; DAX 30 của Đức
tăng 0,34% lên 6.354,57 điểm; chỉ có CAC-40 của Pháp là ngược chiều giảm nhẹ 0,15% xuống 3.264,93 điểm.

Thùy Chi (Theo AFP)

Chứng khoán Mỹ và châu Âu lao dốc do đe dọa của S&P

Thông tin hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S & P) dự kiến đánh tụt hạng tín nhiệm tín dụng của một số nước trong Khu vực đồng euro (Eurozone) đã khiến chứng khoán Mỹ và châu Âu ngày 13/1 chìm trong sắc đỏ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN