Đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo bền vững

Giá lúa đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có diễn biến tăng ở nhiều địa phương. Mức giá trong nước tăng “nóng” kéo theo hiện tượng mua gom ồ ạt, gây mất cân đối cung - cầu cục bộ, đẩy giá lúa, gạo trong nước lên cao bất hợp lý.

Giá gạo xuất khẩu ở mức đỉnh của 15 năm

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trên thị trường thế giới, hiện giá gạo loại ̀5% tấm xuất khẩu của Việt ̀ Nam đạt 618 USD/tấn, mức cao nhất trong 11 năm qua, thấp hơn Thái Lan 7 USD/ tấn. Gạo 25% tấm có giá 598 USD/tấn. So với thời điểm Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo, chỉ trong vòng nửa tháng qua, giá gạo 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam đã tăng mạnh khoảng 85 USD/ tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine Việt Nam ghi nhận ở mức 690 USD/ tấn, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước.

Chú thích ảnh
Giá gạo trên thế giới ở mức cao tạo ra cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam và đặt ra yêu cầu đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Ảnh: TTXVN

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam đạt 4,84 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so cùng kỳ năm ngoái. Năm nay diện tích gieo trồng lúa của cả nước là 1,7 triệu ha với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, tăng 1,8 - 2% so năm 2022. Ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống và chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

“Tính tới ngày 1/8, Việt Nam đã thu hoạch được 24,2 triệu tấn lúa. Từ nay tới cuối năm còn phải thu hoạch khoảng 18,9 triệu tấn đang ở ngoài đồng. Về cơ bản, tình hình hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu....” - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường

Việc giá gạo tăng cao được đánh giá là mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động Giá gạo trên thế giới ở mức cao tạo ra cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam và đặt ra yêu cầu đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tuân thủ quy định của pháp luật của các cơ quan chức năng.

Theo bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát, giá gạo xuất khẩu tăng là điều đáng mừng, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại gặp khó do giá lúa thu mua đang tăng lên từng ngày.

Ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

Trước thực tế trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chia sẻ, sau khi có biến động về tình hình lúa gạo những ngày qua, Bộ càng phải quan tâm hơn tới các vùng sản xuất, đã cử nhiều đoàn công tác đến các địa phương đánh giá kỹ tình hình an ninh lương thực.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng khẳng định, ưu tiên hiện nay là cần tận dụng thời cơ khi giá gạo đang cao, nhưng phải giữ thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế, tuyệt đối không chạy theo số lượng, lơ là chất lượng.

Chú thích ảnh
Sau khi có biến động về tình hình lúa gạo những ngày qua, Bộ NN&PTNT đã cử nhiều đoàn công tác đến các địa phương, vùng sản xuất, đánh giá kỹ tình hình an ninh lương thực. Ảnh: TTXVN

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Quốc Phương cho biết: Tinh thần Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là phải đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh tình hình lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, giá gạo có xu hướng tăng cao, việc Việt Nam tận dụng xuất khẩu vẫn được coi trọng để mang lợi ích cho người nông dân và các doanh nghiệp; đồng thời có cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường gạo Việt Nam.

Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh bày tỏ: “Doanh nghiệp cần thận trọng về giá lương thực có thể lên hoặc xuống tuỳ theo việc giải quyết lương thực của thế giới trong thời gian tới. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai nếu có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo có lãi, không nên kìm giữ giá hoặc tích trữ đợi tăng giá tránh rủi ro.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết: Trước nhu cầu cao của thị trường lúa gạo, Cục Trồng trọt đã có kế hoạch nâng diện tích sản xuất vụ thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long từ 650.000 ha lên khoảng 700.000 ha. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm sản xuất hiệu quả. Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật cũng cử các đoàn làm việc với các địa phương rà soát tình hình để có giải pháp mùa vụ phù hợp trên tinh thần không chủ quan, chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Bộ Công thương đang thực hiện bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung lúa gạo, kiểm soát mức tăng giá lương thực trong nước. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp trong công tác bình ổn thị trường.

 

Lê Sơn - Minh Phương
Tin tức TV: Cấm xuất khẩu gạo và câu chuyện an ninh lương thực
Tin tức TV: Cấm xuất khẩu gạo và câu chuyện an ninh lương thực

Hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ chịu tác động sau khi một số quốc gia như Ấn Độ, UAE, Nga cấm xuất khẩu gạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN