Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp

Đó là chỉ đạo của bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐ,TB&XH) đối với công tác đào tạo nghề tại lễ “Tổng kết tham dự kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 42 tại Leipzig (Đức)” vào ngày 30/8, tại Hà Nội. Tại kỳ thi này, đoàn Việt Nam đạt 7 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, xếp thứ 24/67 nước.


Quang cảnh buổi lễ.


Theo bà Phạm Thị Hải Chuyền, việc tham gia kỳ thi tay nghề thế giới vừa qua là cơ hội học tập kinh nghiệm về đào tạo nghề các nước tiến tiến trên thế giới, qua đó tìm mô hình phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam sớm đạt trình độ các nước trong khu vực và thế giới, đáp ứng nguồn nhân lực đòi hỏi chất lượng cao trong quá trình hội nhập.



Cũng qua cuộc thi, các trường nghề cần nâng cấp và phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật trong đào tạo. Tổng cục Dạy nghề và các địa phương sớm hoàn thiện cơ sở chính sách nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo nghề hợp với nhu cầu thị trường. Tổng cục Dạy nghề sớm chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và đào tạo cho kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Việt Nam năm 2014.



Tin, ảnh: Xuân Cường

Đào tạo nghề cho thanh niên nghèo Việt Nam

Chiều 7/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phạm Thị Hải Chuyền và Chủ tịch Quỹ lợi ích công cộng, Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Nhật Bản), Kyoei Yanagisawa, đã ký Thỏa thuận hợp tác về phát triển nguồn nhân lực cho thanh niên nghèo Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN