Trong đó, đoạn từ phao số 1 đến hết vũng quay cảng Sơn Trà dài 1.576 m, bề rộng luồng 85m; cao trình đáy luồng -8,1 m (hải đồ) đáp ứng cho tàu trọng tải 7.000 - 10.000 DWT đầy tải hoặc lớn hơn (đáp ứng điều kiện an toàn hàng hải).
Đoạn thứ 2 từ vũng quay cảng Sơn Trà đến nhà máy đóng tàu sông Thu dài 1.350m với bề rộng luồng 65 m; cao trình đáy luồng -5,6m (Hải đồ), đáp ứng cho tàu 3.000 DWT đầy tải, tàu quân sự đóng mới 4.100 DWT hoặc lớn hơn (đáp ứng điều kiện an toàn hàng hải) hành hải, tàu 8.000 DWT không tải.
Công trình có sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 151 tỷ đồng được đề xuất sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2021 - 2025. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến hết năm 2023.
Trước đó, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về sự cần thiết đầu tư tuyến luồng vào cảng Thọ Quang, Ban Quản lý dự án Hàng hải cho biết, theo thông báo hàng hải, tuyến luồng dẫn vào khu bến Thọ Quang hiện chủ yếu sử dụng độ cao tự nhiên với độ sâu đạt từ -2,7m đến -4,5m (tùy từng đoạn).
Một số điểm ở biên luồng gần với khu nước cảng tổng hợp Sơn Trà có điểm chỉ đạt độ sâu -2,7m kết hợp với thủy triều có mức chênh không nhiều tại khu vực Đà Nẵng chỉ đáp ứng được cho tàu đến 1.000 DWT ra, vào cảng.
Trong khi đó, cảng Sơn Trà được thiết kế với năng lực đón tàu 10.000 DWT đầy tải, 20.000 tấn giảm tải. Khi các cảng đi vào hoạt động với cỡ tàu phổ biến 5.000 - 10.000 DWT dù lợi dụng thủy triều, tuyến luồng vẫn không thể đảm bảo độ sâu.
Vì vậy, việc nạo vét tuyến luồng vào khu bến Thọ Quang là rất cần thiết nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng luồng tàu đáp ứng cho nhu cầu, hiệu quả khai thác của các bến cảng đã được đầu tư tại khu vực.