Tuy nhiên, cả giá dầu Brent và giá dầu thô của Mỹ đều giảm trong cả tuần, sau khi đạt mức cao nhiều năm trong phiên đầu tuần.
Trong phiên cuối tuần, giá dầu Brent tăng 6 xu, lên 84, USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 76 xu, hay 0,9%, lên 83,57 USD/thùng.
Giá dầu thế giới chạm mức cao nhất nhiều năm trong phiên đầu tuần 25/10, trước khi ổn định trở lại vào cuối phiên, giữa bối cảnh nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt và nhu cầu tiêu thị nhiên liệu tăng cao tại Mỹ. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao kỳ hạn đi ngang ở mức 83,76 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2024 là 85,41 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London (Anh), giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 46 xu Mỹ, lên 85,99 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 là 86,70 USD/thùng vào giữa phiên.
Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 trong phiên 26/10 giữa bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu và nhu cầu dầu tăng mạnh tại Mỹ, nước tiêu thụ "vàng đen" lớn nhất thế giới. Khép phiên này, giá dầu Brent tăng 41 xu Mỹ (0,5%) lên 86,40 USD/thùng, còn giá dầu WTI tăng thêm 89 xu Mỹ (1,1%) lên 84,65 USD/thùng. Giá của hai loại dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức đóng phiên cao nhất kể từ tháng 10/2014.
Sang phiên 27/10, giá dầu giảm sau báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 4,3 triệu thùng trong tuần trước. Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 1,82 USD (2,1%) xuống 84,58 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ New York cũng giảm 1,99 USD (2,4%) xuống 82,66 USD/thùng.
Kết thúc phiên 28/10, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tăng nhẹ 15 xu Mỹ so với phiên trước, tương đương 0,2%, lên 82,81 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất trong hai tuần là 80,58 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 26 xu Mỹ (0,3%), xuống 84,32 USD/thùng, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất hai tuần là 82,32 USD/thùng vào giữa phiên.
Theo đối tác tại Again Capital LLC ở New York, John Kilduff, khi nguồn cung từ Iran có thể sẽ tăng, OPEC+ không thể tăng sản lượng, một khả năng đã tạo đà đi lên cho thị trường.
Iran cho biết các cuộc đàm phán nhằm nối lại thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này sẽ được tái khởi động vào cuối tháng 11, nhờ đó cho phép Iran tăng cường xuất khẩu dầu.
Giá dầu thô tăng mạnh trong năm 2021, khi các nền kinh tế phục hồi sau những tác động của đại dịch COVID-19.
Ngày 28/10, Algeria lên tiếng cho rằng mức tăng sản lượng của OPEC+ trong tháng 12 tới sẽ không quá 400.000 thùng/ngày do những yếu tố không chắc chắn và những rủi ro trên thị trường.