Vào lúc 13 giờ 45 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent tăng 39 xu (0,5%) lên 73,87 USD/thùng, sau khi có thời điểm vọt lên 74,02 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 27/11/2014; còn giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) tăng 28 xu (0,4%) lên ,75 USD/thùng, sau khi có lúc tăng lên ,95 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 2/12/2014.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa cho biết, trong tuần tính đến ngày 13/4, lượng dầu thô dự trữ của cường quốc này giảm 1,1 triệu thùng xuống 427,57 triệu thùng, gần mức trung bình của 5 năm (420 triệu thùng).
Bên cạnh đó, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, Saudi Arabia, mới đây đã bày tỏ mong muốn giá dầu sẽ tăng lên 80 USD/thùng hoặc thậm chí là 100 USD/thùng. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Riyadh sẽ không thay đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Theo kế hoạch, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác khác sẽ nhóm họp tại thành phố Jeddah (Saudi Arabia) vào ngày 20/4 và OPEC sẽ họp bàn về chính sách sản lượng của khối vào ngày 22/6.
Kể từ năm 2017, OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác, trong đó có Nga, đã bắt đầu tiến hành cắt giảm sản lượng, để kiềm chế tình trạng dư thừa nguồn cung, vốn đã khiến giá dầu lao dốc kể từ năm 2014.
Ngoài ra, giá dầu phiên 19/4 còn nhận được hỗ trợ trước đồn đoán Mỹ sẽ tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba OPEC.