Lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên chiều ngày 27/4 đã ký tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết thúc đẩy phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhất trí cắt giảm các vũ khí truyền thống. Tuyên bố chung nêu rõ hai bên sẽ tìm kiếm một thỏa thuận nhằm xây dựng một nền hòa bình lâu dài và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố cũng bao gồm một loạt cam kết liên quan đến việc giải trừ quân bị, chấm dứt các hành động thù địch và biến khu vực biên giới chung thành "khu vực hòa bình".
Trang sức bằng vàng được bày bán tại một cửa hàng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trên thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay đã giảm 0,3% xuống 1.318,23 USD/ounce vào lúc 13 giờ 39 phút (giờ Việt Nam). Giá vàng Mỹ giao tháng 6/2018 cũng để mất 0,3% xuống 1.319,2 USD/ounce. Tính từ đầu tháng Tư đến nay, giá vàng đã giảm khoảng 0,5%.
Chỉ số USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này gần như đứng yên ở mức 91,534 sau khi đã chạm mức “đỉnh” của ba tháng rưỡi là 91,986 ghi nhận trong phiên 27/4. Đồng bạc xanh đã tăng khoảng 1,7% tính từ đầu tháng Tư đến nay. Đây cũng là mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 11/2016.
Giá vàng luôn nhạy cảm với những biến động của đồng USD, do một khi đồng bạc xanh mạnh lên sẽ khiến sức hấp dẫn của các tài sản được định giá bằng đồng tiền này như vàng, giảm đáng kể đối với người mua đang nắm giữ các đồng tiền khác.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,6% xuống 16,4 USD/ounce sau khi có thời điểm trong phiên đã chạm mức thấp nhất của ba tuần là 16,37 USD/ounce. Giá bạch kim cũng để mất 0,5% xuống 906 USD/ounce và đang hướng đến tháng giảm giá thứ ba liên tiếp.