Hiệp định TPP có nguy cơ thất bại

Theo hãng tin Bloomberg ngày 24/10, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguy cơ sụp đổ, dẫn tới hậu quả là một loạt thỏa thuận song phương ra đời nếu 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương không thể đạt được thỏa thuận về những nhượng bộ mà một số bên tìm kiếm.

Trong báo cáo ra ngày 24/10, ADB nhận định vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương gần đây nhất đạt được "rất ít tiến bộ", càng làm nổi bật những khó khăn trong việc tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề rắc rối hơn. Theo ADB, vấn đề bảo vệ ngành nông nghiệp của Nhật Bản, đề nghị của Malaysia không đưa các biện pháp kiểm soát thuốc lá vào thỏa thuận, và tác động của việc thao túng tiền tệ trên thị trường là ba trong số những vấn đề cản trở tiến bộ của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, vốn được Mỹ coi là nền tảng của chính sách kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, lãnh đạo của các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương cho biết trong tháng này, các nhà đàm phán vẫn đặt mục tiêu hoàn tất tiến trình đàm phán trong năm nay.

ADB cho rằng những bí mật xung quanh các cuộc đàm phán đã gây khó khăn cho việc đánh giá tiến độ của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Hiện có nguy cơ Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương sụp đổ, dẫn tới sự ra đời của một loạt thỏa thuận song phương lỏng lẻo. Có dấu hiệu cho thấy hai thành viên lớn nhất tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương là Mỹ và Nhật Bản đang tiếp tục tiến trình theo các dòng song phương, làm dấy lên lo ngại rằng phương pháp tiếp cận Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương một cách đơn lẻ có thể sẽ được chấp nhận.

Theo ADB, Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương - trong đó bao gồm các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam - có thể liên kết toàn khu vực, với sản lượng kinh tế hàng năm khá cao. ADB cho biết mặc dù chương trình nghị sự của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương là đầy tham vọng và trên phạm vi rộng, nhưng hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần thỏa thuận, chẳng hạn như sự khác biệt giữa các nước thành viên.

Các nước tham gia đang tìm kiếm nhượng bộ trong các vấn đề như nông nghiệp, trong khi các nhà sản xuất ô tô Mỹ bày tỏ quan ngại về các chính sách kinh tế của Nhật Bản và cho biết Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương nên bao gồm các quy định ngăn ngừa việc thao túng tiền tệ. Theo ước tính của hai tác giả Peter Petri và Michael Plummer trong báo cáo tóm tắt chính sách tháng 6/2012 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương có thể mang lại lợi nhuận toàn cầu hàng năm là 295 tỷ USD vào năm 2025.


Kim Dung

Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán TPP
Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán TPP

Ngày 8/10, Nhà Trắng đã phổ biến bản Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN