Trong đó có 61 công trình bị hư hỏng nặng, nếu không được sửa chữa nâng cấp sẽ bị phá vỡ; 43 công trình có quy mô lớn bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cần Trung ương hỗ trợ với kinh phí sửa chữa, nâng cấp khoảng 900 tỷ đồng.
Đối với 94 công trình quy mô vừa bị hư hỏng, xuống cấp, Sở đang đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí sửa chữa, ước tính khoảng 40 tỷ đồng. Riêng 155 công trình hư hỏng khác đang được các Ban Quản lý công trình thủy lợi cơ sở quản lý, đang được các đơn vị tổ chức kiểm tra sửa chữa khắc phục bằng nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công trình thủy lợi, ước tính khoảng 3,5 tỷ đồng.
Để chủ động đối phó với tình huống xấu có thể xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp cùng UBND các huyện, thành phố yêu cầu các Ban Quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tổ chức kiểm tra đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước, trên cơ sở đó chủ động lập kế hoạch khắc phục, sửa chữa.
Đối với những hạng mục công trình xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí tổ chức sửa chữa ngay; trường hợp chưa thể bố trí kinh phí sửa chữa cần lập phương án chủ động phòng chống khi công trình xảy ra sự cố.
Các đơn vị liên quan cần phân công cán bộ thường xuyên, kiểm tra theo dõi các hồ chứa nước thủy lợi, kịp thời phát hiện các sự cố, nhất là đối với công trình xung yếu có nguy cơ mất an toàn, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để chủ động điều chỉnh kế hoạch điều tiết nước phù hợp, đảm bảo an toàn công trình.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan đến công tác khai thác quản lý và bảo vệ các công tình thủy lợi, quy định về quản lý an toàn hồ đập đến người dân, vận động bà con tham gia bảo vệ, ngăn chặn các hành vi xâm hại công trình thủy lợi.