Đường giao thông nông thôn xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Long An được bê tông, trải nhựa theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN |
Trong đó, vốn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình nông thôn mới hơn 320 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 9.059 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 836 tỷ đồng; vốn từ cộng đồng dân cư và doanh nghiệp đóng góp đạt hơn 167 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh đã có 58 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 10 xã đang tiến hành lập hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn và dự kiến sẽ sẽ hoàn thành việc thẩm định công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới vào quý I/2018. Điều này góp phần nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên xã, đạt 41% tổng số xã của tỉnh.
Từ nay đến năm 2020, ngoài 10 xã dự kiến công nhận trong quý I/2018, tỉnh Long An phấn đấu có thêm 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần nâng tổ số xã đạt chuẩn lên 89 xã, chiến tỷ lệ 53,6%. Riêng trong năm 2018, tỉnh sẽ tập trung các nguồn lực hỗ trợ cho thành phố Tân An hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Theo ông Phan Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn thực hiện. Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 có nhiều chỉ tiêu nâng cao hơn Bộ tiêu chí giai đoạn 2011-2015, nhất là các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, chỉ tiêu về trường học đạt chuẩn... Trong số 58 xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nếu công nhận lại thì chỉ đạt bình quân 15,5 tiêu chí/xã. Để đạt được đủ 19 tiêu chí theo quy định, các xã này phải đầu tư thêm lượng kinh phí không nhỏ, nhất là đầu tư đạt chỉ tiêu nước sạch, đường giao thông, cảnh quan, vệ sinh môi trường.
Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 về sau đều là những xã có kết cấu hạ tầng yếu kém, cần lượng kinh phí rất lớn. Với mức hỗ trợ như hiện nay, mỗi đạt 15-18 tiêu chí xã chỉ được hỗ trợ khoảng 2,5 tỷ đồng/năm sẽ rất khó đạt chỉ tiêu đến năm 2020, Long An có 89 xã chuẩn nông thôn mới. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc tập trung huy động các nguồn lực xã hội, phải tiếp tục tăng đầu tư ngân sách tỉnh cho các xã, nhất là việc đầu tư các công trình cung cấp nước sạch, đường giao thông, trường học và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện môi trường nông thôn.