Ông David Wroth - Chuyên gia về An toàn và là Giám đốc của Khoa học Dữ liệu - Công ty UL (Underwriters Laboratories - Mỹ). |
Mỗi năm, Công ty UL đều tiến hành phân tích toàn cầu về hoạt động an toàn, từ đó đưa ra kết quả về những quốc gia đang đảm bảo an toàn tốt nhất cho công dân của họ với những tiêu chí, bao gồm quốc gia gặp nhiều thách thức nhất và quốc gia đang tiến bộ hoặc bị tụt hậu.
Các vấn đề an toàn Công ty UL đo lường là những vấn đề có thể phòng chống được, bao gồm các loại tai nạn không chủ ý, nhưng không bao gồm các thương tích hoặc tử vong liên quan đến bệnh tật, tội phạm hoặc bạo lực.
Tại Việt Nam, Công ty ULvui mừng thông báo rằng sự an toàn ở cấp quốc gia đang được cải thiện, và hiện ở mức trung bình về mức độ an toàn so với các quốc gia Đông Nam Á.
An toàn không xảy ra bởi tai nạn và điều này rõ ràng là trường hợp ở Việt Nam, nơi các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo đã thực hiện những cải cách đa chiều nhằm nâng cao hiệu quả an toàn chung của đất nước.
Theo Chỉ số An toàn UL 2017, điểm số An toàn của Việt Nam là 66 (theo thang điểm 0-100) và đứng thứ 5 trong số 11 quốc gia ở Đông Nam Á. Điều này đánh dấu một sự cải thiện cho Việt Nam với việc tăng 4 điểm so với 62 điểm vào năm ngoái.
Việt Nam đã cải thiện mức độ an toàn như thế nào?
Nhìn chung, Chỉ số An toàn UL đưa ra một số chỉ số mà Việt Nam đã cải thiện. Thứ nhất, việc nâng cấp các cơ sở giáo dục ở Việt Nam đã tác động tích cực đến mức độ an toàn chung của đất nước. Vì giáo dục là động lực chính cho nhận thức về an toàn, mức độ an toàn trong cả nước cũng đã cải thiện khi trình độ học vấn cao hơn.
Các nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, như Dự án Cải tạo Giáo dục Đại học gần đây nhằm nâng cấp hệ thống giáo dục và khả năng cạnh tranh, đã góp phần vào thành tựu này.
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp cải thiện sự an toàn. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng và nguồn lực hơn để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và các chương trình để đàm bảo an toàn cho người dân. Tăng trưởng kinh tế cũng cho phép công dân Việt Nam có khả năng và cơ hội mua những sản phẩm chất lượng cao hơn và an toàn hơn.
Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong mức độ an toàn của Việt Nam, một số lĩnh vực vẫn cần được cải thiện. An toàn giao thông đường bộ vẫn là một trong những nguyên nhân gây thương tích và tử vong nghiêm trọng ở Việt Nam. Biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ uống rượu bia khi tham gia giao thông là bước khởi đầu tốt để cải thiện an toàn giao thông.
Không dừng lại ở đó, một lĩnh vực khác cần cải thiện là an toàn trong môi trường nước. Việt Nam đứng ở mức thấp ở Đông Nam Á về tai nạn do chết đuối; và có thể áp dụng một số chương trình can thiệp từ Nhật Bản và Hàn Quốc để giảm thiểu tai nạn loại này.
Ngoài ra, Việt Nam có tỷ lệ thương tích và tử vong cao do té ngã. Vấn đề này có thể do dân số già của quốc gia. Do đó, sự hỗ trợ tốt hơn cho người già cũng sẽ giúp giảm những tỷ lệ này.
Nhìn chung, người dân Việt Nam đang có mức sống an toàn hơn trước đây tuy vẫn chưa đạt mức an toàn như các nước nằm đứng đầu về Chỉ số, chẳng hạn như Na Uy, Hà Lan, Châu Á Thái Bình Dương, Úc và Singapore, nhưng an toàn hơn nhiều so với các nước ở top cuối của chỉ số.
Bằng chứng tốt nhất cho mức độ an toàn của Việt Nam đang cải thiện chính là tuổi thọ của người dân đang gia tăng, từ 70 vào năm 1990 đến 76 ở thời điểm hiện tại.
Mặc dù Việt Nam vẫn còn rất nhiều bước để hoàn thành trước khi có thể vượt lên những thứ bậc của các quốc có xã hội an toàn nhất thế giới, nhưng trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định và trở thành một trong những quốc gia đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như phòng cháy chữa cháy.
Việt Nam đang chứng minh rằng, một xã hội an toàn hơn không tự nhiên có được. Các nhà hoạch định chính sách của đất nước đang tiến hành các bước rõ ràng để cải thiện hoạt động an toàn mỗi năm, và kết quả đã thể hiện một cách tích cực.