Ngân hàng ngầm sôi động ở Trung Quốc

Cùng với sự mở rộng của nền kinh tế, các thị trường tài chính tiến triển và trở nên tinh vi hơn, ngành ngân hàng ngầm tại Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng, góp phần đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng triệu USD qua biên giới mỗi ngày. Tại những con phố ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc, các hoạt động chuyển tiền diễn ra công khai. Các doanh nghiệp, cá nhân tại đây sống phụ thuộc vào mạng lưới giao dịch ngầm và tìm cách lẩn tránh sự kiểm soát của các nhà chức trách.

Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đối mặt với khó khăn ngày càng lớn để ngăn chặn dòng tiền bất hợp pháp. Để chặn đứng hoạt động rửa tiền, trong một thập niên qua, Bắc Kinh đã sửa đổi luật, thắt chặt các quy định đối với ngân hàng thương mại, song những hạn chế trong hoạt động chuyển tiền đã tạo kẽ hở cho dòng tiền bẩn đổ qua biên giới.

Tại tỉnh Quảng Đông, các thành phố như Chu Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu và Đông Hoản là những điểm chuyển tiền bẩn lớn. Năm ngoái, tổng giá trị "xuất và nhập" khẩu ở tỉnh này đã lên tới 984 tỷ USD (tương đương 1/4 trao đổi ngoại thương của Trung Quốc) và được coi là "cánh cổng" cho các dòng vốn đổ vào, kể từ kinh tế Trung Quốc mở cửa cách đây 30 năm. Các thành phố này cũng là một phần trong tam giác ngân hàng ngầm đại lục - Macao - Hong Kong (Trung Quốc).

Theo một cuộc khảo sát của Reuters, chỉ riêng tại thành phố Chu Hải, mỗi ngày có hơn 1 tỷ NDT (163 triệu USD) được chuyển thông qua các mạng lưới ngầm. Ảnh minh họa: Internet.


Tổ chức Global Financial Integrity, có trụ sở tại Washington, ước tính trong giai đoạn từ năm 2005-2011 khoảng 2.830 tỷ USD đã được chuyển bất hợp pháp ra khỏi Trung Quốc và Hong Kong là nơi tiếp nhận lớn nhất. Một quan chức thực thi luật pháp tại Hồng Công nhận định quy mô của hoạt động rửa tiền đang là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay và các ngân hàng Trung Quốc tại Hong Kong cũng là một điểm đen lớn.

Báo cáo chống rửa tiền của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC)cho biết gần 1/3 các ngân hàng tư nhân hoạt động bất hợp pháp tại Trung Quốc có "gốc gác" từ tỉnh Quảng Đông. Năm 2009, cảnh sát đã đóng cửa hơn 40 ngân hàng ngầm tại các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Đông. Hiện các ngân hàng ngầm đang đóng vai trò là kênh rửa tiền và trao đổi ngoại tệ bất hợp pháp quan trọng. Yan Lixin, Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu chống rửa tiền, thuộc Đại học Fudan Trung Quốc, tính toán rằng ít nhất 30-40% dòng tiền chuyển thông qua hệ thống ngân hàng ngầm là tiền bẩn và đang trong quá trình rửa tiền.

Trước tình hình này, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã cam kết sẽ nghiêm khắc hơn nữa đối với những đối tượng tham nhũng và tội phạm tài chính như tiến hành rửa tiền. Tháng 12/2012, Ngân hàng trung ương đã đưa ra luật chống rửa tiền mới đối với các thể chế tài chính và yêu cầu họ đánh giá những nguy cơ từ các khách hàng, dựa trên lĩnh vực kinh doanh.

Bắc Kinh cũng đang tiến hành kiểm soát dòng vốn đổ vào, ngăn chặn hệ thống ngân hàng ngầm, lượng kiều hối trái phép và giới hạn việc chuyển tiền đi của mỗi cá nhân không vượt 20.000 NDT (3.300 USD)/ngày.


T.M
Thụy Sĩ sắp bỏ truyền thống bí mật ngân hàng?
Thụy Sĩ sắp bỏ truyền thống bí mật ngân hàng?

Ttheo tờ "Financial Times", cuộc đàm phán công bố tuần trước của Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sĩ về thỏa thuận thuế mới có thể chấm dứt truyền thống giữ bí mật của ngành ngân hàng kéo dài suốt 80 năm qua tại nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN