Theo báo cáo hằng tháng của OPEC, nhu cầu dầu mỏ thế giới năm nay sẽ tăng 1,93 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức dự báo 2,03 triệu thùng/ngày được đưa ra trong tháng trước. Đối với năm 2025, tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng từ 1,74 triệu thùng/ngày xuống còn 1,64 triệu thùng/ngày. Đáng chú ý, mức cắt giảm dự báo nhu cầu dầu lớn hơn cả được đưa ra đối với Trung Quốc, từ 650.000 thùng/ngày xuống 580.000 thùng/ngày.
Tính đến tháng 8/2024, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo kể từ lần đầu tiên công bố vào tháng 7/2023. Tuy nhiên, cũng trong tháng đó, OPEC ghi nhận mức tiêu thụ dầu diesel liên tục giảm khi hoạt động kinh tế chậm lại, chủ yếu do các dự án xây dựng công trình và nhà ở ít đi cũng như do việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho xe tải hạng nặng thay thế nhiên liệu diesel từ dầu mỏ.
OPEC nêu rõ mặc dù các biện pháp kích thích của chính phủ sẽ hỗ trợ nhu cầu "vàng đen" trong quý IV nhưng việc sử dụng dầu mỏ đang phải đối mặt với những trở ngại từ những thách thức kinh tế và các nỗ lực chuyển sang dùng nhiên liệu sạch hơn, thân thiện hơn với môi trường.
Triển vọng yếu hơn nêu bật tình thế tiến thoái lưỡng nan mà OPEC+, gồm OPEC và các nước đối tác, đang phải đối diện. Đơn cử như Nga hiện có kế hoạch bắt đầu tăng sản lượng vào tháng 12 tới sau khi đã trì hoãn việc này giữa bối cảnh giá dầu thô sụt giảm.
Sau khi OPEC công bố báo cáo, giá dầu mỏ thế giới đã giảm khoảng 2%, với dầu Brent Biển Bắc giao dịch dưới 78 USD/thùng.
Các nhà phân tích đưa ra những dự báo có độ chênh lệch lớn về mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2024 một phần là do những khác biệt nổi bật hơn cả tại Trung Quốc và tốc độ chuyển đổi của thế giới sang nhiên liệu sạch hơn. Hiện dự báo sản lượng dầu mỏ của OPEC vẫn cao và còn cách xa so với mục tiêu cắt giảm sản lượng mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đề ra. OPEC cho biết mức tăng trưởng nhu cầu trong năm nay vẫn cao hơn mức trung bình lịch sử là 1,4 triệu thùng/ngày, ghi nhận trước đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu này giảm mạnh.