Thị trường chứng khoán Việt Nam: 10 sự kiện năm 2011

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục được kỳ vọng phát triển cả về quy mô và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế thị trường có những diễn biến trầm lắng do sự bất ổn của kinh tế của thế giới kéo theo những tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định, năm 2011 chứng khiến những khó khăn to lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này chính là nguyên nhân khiến bức tranh chung về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 mang nhiều gam mầu trầm. "Kinh tế Việt Nam và Thế giới" - TTXVN xin gửi tới bạn đọc kết quả bình chọn 10 sự kiện chứng khoán năm 2011 do Ban biên tập thực hiện.


Giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán Kim Eng (quận 1,TPHCM) vào. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN.

1 - Tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Ngày 24/2, tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011, đưa ra kế hoạch sẽ tập trung triển khai từng bước công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán thông qua việc hoàn thiện hệ thống ở cả thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt. Đến nay, Bộ Tài chính, UBCKNN đã và đang xây dựng các phương án tái cấu trúc với các mảng trọng tâm là tái cấu trúc các công ty chứng khoán, tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường, tái cấu trúc 2 sở giao dịch, tái cấu trúc hệ thống nhà đầu tư. Trong đó, phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán đã được Bộ Tài chính dự thảo đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ.

2 - Xử lý nhiều vi phạm nổi bật trên thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 ở tình trạng khó khăn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều hành vi vi phạm với diễn biến phức tạp. UBCKNN đã ban hành 86 quyết định xử phạt đối với trường hợp vi phạm về chế độ báo cáo và công bố thông tin. Tổng số tiền nộp phạt vào ngân sách nhà nước là 4,7 tỷ đồng. Trong năm 2011, UBCKNN cũng đã quyết định xử phạt nặng đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu AAA của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát với mức phạt cho 4 cá nhân vi phạm số tiền lớn nhất từ trước tới nay, lên đến 1,2 tỷ đồng.

3 - Quy trách nhiệm cá nhân vi phạm công bố thông tin : Lần đầu tiên các công ty niêm yết vi phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, báo cáo UBCKNN; đồng thời báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất về các thiếu sót, sai phạm của cá nhân này.

4 - Cổ phiếu “giá bèo” áp đảo trên sàn niêm yết: Hàng loạt cổ phiếu nằm dưới mệnh giá và l ần đầu tiên xuất hiện cổ phiếu VKP có giá dưới 1.000 đồng . Việc các cổ phiếu trên có mức giá quá “bèo” như vậy là điều hoàn toàn có thể hiểu khi khá nhiều cổ phiếu đã rơi vào tình trạng cảnh báo, thậm chí bị ngừng giao dịch do làm ăn thua lỗ.

5 - Xuất hiện trào lưu hủy niêm yết như Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp – Descon ( DCC) bị Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh buộc hủy niêm yết do vi phạm công bố thông tin. Nhiều cổ phiếu khác cũng đã hoặc đang có động thái hủy niêm yết như MKP, IFS, SGT, SQC, V11, S27, TRI và mới nhất là ORS…

6 - Công ty chứng khoán không muốn làm chứng khoán, bỏ nghiệp vụ môi giới: Điều này thể hiện qua vụ việc Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long (HNX: KLS ) với số vốn điều lệ lên tới hơn 2.000 tỷ đồng "bỗng dưng" muốn "bỏ chạy" khỏi ngành chứng khoán. Bên cạnh KLS , xu hướng từ bỏ chứng khoán có vẻ như đang lan rộng khi mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Đông Dương ( DDSC ) vừa có thông báo tạm ngưng nghiệp vụ môi giới và chuyển khách hàng qua Công ty chứng khoán Kim Eng Việt Nam ( KVS ). Trong khi đó, Công ty chứng khoán Hà Nội ( HSSC ) đã có động thái xin rút nghiệp vụ môi giới.

7 - Ban hành cơ chế giao dịch mới như c hính thức có hành lang pháp lý cho giao dịch ký quỹ và cho mua - bán cùng loại chứng khoán trong phiên.

8 - Phiên giao dịch cuối cùng của Công ty cổ phần Dược Viễn Đông ( DVD ) khép lại sau ngày 1/9 . Việc DVD phá sản đã khiến cho hàng nghìn cổ đông của doanh nghiệp này đối diện với nguy cơ gần như mất trắng, các chủ nợ là những ngân hàng lớn cũng không tránh khỏi lao đao. Vụ việc DVD cũng làm bộc lộ những yếu kém trong công tác giám sát doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông. Ngoài ra, câu hỏi cũng cần đặt ra đối với chất lượng cũng như trách nhiệm của các đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính.

9 - Công ty chứng khoán (CTCK) thiếu hụt thanh khoản và kiểm soát rủi ro yếu kém. Chỉ t rong vòng hơn 1 tháng từ ngày 1/11 đến ngày 5/12, CTCK SME (HNX: SME ) đã 2 lần lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền. Với quy mô thiếu hụt tương đối nhỏ nhưng Công ty vẫn không thể thực hiện việc thanh toán khiến cho giới đầu tư e ngại về năng lực tài chính thực sự tại CTCK này. Không chỉ SME mà còn nhiều CTCK khác cũng mắc phải lỗi tương tự nhưng chưa ở mức độ như SME. Rất có thể nỗi lo về thanh khoản ở nhóm CTCK sẽ còn tiếp tục lan truyền trong thời gian sắp tới khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.

10 - Quyết định hoán đổi T rái phiếu chính phủ: Bộ Tài chính ban hành quyết định số 2904 ngày 1/12/2011 phê duyệt phương án thí điểm hoán đổi trái phiếu chính phủ. Trái phiếu được hoán đổi là trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, cò kỳ hạn còn lại từ 1,5 năm đến 2,5 năm tính đến ngày đầu tiên đợt hoán đổi và không bị ràng buộc trong quan hệ về giao dịch đảm bảo tại thời điểm hoán đổi. Việc hoán đổi đảm bảo nguyên tắc ngang giá thị trường, công khai, minh bạch; không làm tăng nghĩa vụ vay và trả nợ của Chính phủ trong năm 2011.


Lan Nhi

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN