Trong số đó, thu nội địa ước đạt 1.157,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% dự toán, giảm 5,9% (so cùng kỳ năm 2022). Thu từ dầu thô ước đạt khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, bằng 122,3% dự toán, giảm 19,8%.
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt 188,8 nghìn tỷ đồng, bằng 79% dự toán, giảm 21,9%. Trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 300,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,7% dự toán, giảm 17,2%; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 111,6 nghìn tỷ đồng, bằng 60% dự toán.
Bộ Tài chính cho biết, trong tổng số thu nội địa, không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa ước đạt 85,7% dự toán, giảm 3,9%.
Ước tính có 24 địa phương thực hiện thu nội địa 10 tháng đạt trên 86% dự toán; 7 địa phương có tăng trưởng thu so cùng kỳ, trong khi có tới 56 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.
Bộ Tài chính cũng cho biết, một số khoản thu tiến độ đạt thấp so dự toán và giảm so cùng kỳ, như: thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 47,6% dự toán, giảm 22,1%; các loại phí, lệ phí ước đạt 78,8% dự toán, giảm 13,2%; các khoản thu từ nhà, đất ước đạt 67,3% dự toán, giảm 43,3%.
Còn 2 tháng cuối năm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm phấn đấu thu đạt dự toán được giao. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, ngành tài chính sẽ nỗ lực để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước đề ra; trong đó, nhiệm vụ thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh triển khai các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách, Bộ Tài chính tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó có nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.