Đặc biệt, sau 6 năm kể từ khi hiệp định sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA và lưu ý thị hiếu bởi khẩu vị người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam nên cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh quá sẽ khó bán ở thị trường này.
Ngoài ra, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, được pha chế như thế nào và có đạt các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hay không. Đây cũng là điểm doanh nghiệp cần ghi nhớ để đưa ra những sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp.
Để gia tăng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường Anh, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Anh, nắm rõ thủ tục xuất khẩu vào thị trường này. Cùng đó, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư vào công nghệ bảo quản và vận chuyển nhất là mặt hàng nông sản.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo cần chú ý đăng ký và bảo hộ thương hiệu tại Anh, đồng thời tích cực xây dựng và phát triển mạng lưới cộng đồng doanh nghiệp, chủ động tiếp cận với các tập đoàn phân phối lớn của Anh để trở thành đơn vị cung cấp hàng hóa vào các chuỗi phân phối này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh, Bộ Công Thương luôn đồng hành với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. Hiện nay, Chính phủ đã có các Chương trình Thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại truyền thống.
Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu tìm kiếm, kết nối với đối tác cũng như những lưu ý để có thể tiến tới xuất đơn hàng thành công sang thị trường Anh nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), đến nay, xét tổng thể, tư duy xây dựng pháp luật thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam đã được nâng tầm với cách tiếp cận sẵn sàng chấp nhận các tiêu chuẩn cao hơn mức độ cam kết so với trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trước các đề xuất, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương xây dựng Bộ chỉ số đánh giá tận dụng các FTA. Việc ban hành Bộ chỉ số kỳ vọng sẽ tạo đột phá về tư duy đối với thực thi FTA; trong đó, có UKVFTA.
Thống kê từ Bộ Công Thương, tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2.230 tấn, trị giá 4,75 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 18% về trị giá so với tháng 7/2022. Con số này so với tháng 8 năm 2021 giảm 35% về lượng và giảm 27,8% về trị giá.
Tuy nhiên, tính chung 8 tháng qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh vẫn đạt 34.0 tấn, trị giá 70, triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng theo Bộ Công Thương, lũy kế 8 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Anh đạt mức 2.0 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện tại, Việt Nam đang xuất khẩu 3 chủng loại cà phê sang Anh gồm cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến. Trong số đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang Anh đạt trên 31.000 tấn, trị giá 61 triệu USD, tăng 80,7% về lượng và tăng 117,8% về trị giá so với cng kỳ năm 2021; xuất khẩu cà phê Arabica đạt 162 tấn, trị giá 701.000 USD, tăng 1.295,9% về lượng và tăng 1.199% về trị giá; xuất khẩu cà phê chế biến đạt 4,16 triệu USD, tăng 12,3%.
Vì vậy, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 29,92% trong 6 tháng đầu năm 2022.