WB hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, Đông Á

Ngân hàng thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013 và 2014 đối với Trung Quốc và các nước đang phát triển Đông Á, với các số liệu về đà tăng trưởng chậm của nền kinh tế đông dân nhất thế giới, cùng với đó là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư của một số nước.

Trong báo cáo mới nhất vừa được cập nhật ngày hôm nay, 7/10, WB nhận định: “Tăng trưởng tại các nền kinh tế với tầng lớp trung lưu chiếm số đông như Indonesia, Malaysia, và Thailand cũng giảm sút, do đầu tư giảm, giá hàng hóa toàn cầu suy yếu, tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn so với dự kiến”. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả khu vực Đông Á được điều chỉnh xuống còn 7,1% năm 2013 và 7,2% năm 2014, giảm khá mạnh so với các dự báo trước đó lần lượt là 7,8% và 7,6%.

Trung Quốc: Mối quan ngại về nợ công ở cấp địa phương

Một người bán rau đang ngóng tìm người mua ở một khu tại Bắc Kinh/Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg


Liên quan đến Trung Quốc, báo cáo của WB nhìn nhận, các chương trình thúc đẩy đầu tư tràn lan, quy mô lớn được hộ trợ bởi xu hướng nới lỏng tín dùng đã thời, các chuyên gia chính sách giờ đây phải tập trung vào kiểm soát tăng trưởng tín dụng và giám sát chặt chính sách tài khóa.

Hệ quả dễ thấy hiện nay là mức nợ công đáng lo ngại ở cấp tỉnh, thành, do đặc điểm phức tạp, không rõ ràng trong các nguồn tài chính cấp địa phương. Theo WB, những lỗ hổng này cần phải được cải tổ với việc “chính quyền địa phương thực hiệncác luật lệ minh bạch về cho vay, sử dụng nguồn vay, giải quyết nợ, đóng cửa hàng loạt các tài khoản tài chính”. Báo cáo nhấn mạnh, “việc mở rộng tín dụng đen (shadow banking) tại các địa phương ở Trung Quốc ẩn chứa nhiều thách thức thực sự, vì tín dụng đen có liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng, không chịu sự kiểm soát chặt, vận hành với những bảo lãnh ngầm từ ngân hàng và chính quyền địa phương”.

Gần đây, Trung Quốc đã có được một số tiến bộ trong tái cân bằng kinh tế, với tiêu dùng chiếm 1/4 tăng trưởng, mức đóng góp vượt trội hơn so với đầu tư trong 2 năm liên tiếp, cũng như quý 1 của năm 2013; ngành dịch vụ đã chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tăng trường. Tuy nhiên, WB vẫn phát đi khuyến cáo “nền kinh tế Trung Quốc tuy vậy vẫn phải có những bước tiến quyết định hướng đến tăng trưởng dựa trên tiêu dùng”.

Theo báo cáo của tổ chức này, kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 7,5% trong năm nay, giảm so với mức 8,3% được đưa ra hồi tháng Tư, thấp hơn cả mức mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cập nhật gần đây là 7,75%.  Mức tăng trưởng này ước đạt 7,7% trong năm 2014, giảm 0,3% so với lần dự báo trước đây.

Indonesia, Philippines: Những dự báo trái chiều

Về Indonesia, WB nhìn nhận, tăng trưởng đầu tư ở mức thấp trong 3 năm năm liền, kéo dài đến quý 2 vừa qua, dường như sẽ tiếp tục đối mặt với xu hướng không thuận lợi do chính phủ nước này quyết định áp mức lãi suất nhảy vọt để đối phó với lạm phát tăng cao, kiểm soát dòng tiền. Thêm vào đó là thu hút đầu tư nước ngoài giảm sút.

Báo cáo của tổ chức này nêu rõ, “giá hàng hóa toàn cầu ở mức thấp đã làm giảm các đơn hàng xuất khẩu, không huy được vốn đầu tư tư nhân tại những ngành sử dụng vốn lớn của nền kinh tế, làm xói mòn tăng trưởng nói chung”. WB dự báo tỉ lệ tăng trưởng của kinh tế Indonesia đạt 5,6% trong năm nay và 5,3% trong năm 2014, giảm so với các mức trong lần công bố trước lần lượt là 6,2% và 6,5%.


Liên quan đến Philippines, đầu tư giảm trong quý 2 sau khi đã đạt mức tăng lần đầu tiên trong quý 1 năm nay. Nhưng lượng kiều hối của người Philippines ở nước ngoài gửi về đã giúp thúc đẩy tiêu dùng vốn là nhân tố chiếm đến ¾ trăng trưởng trong quý 2.
WB dự báo Philippines đạt mức tăng trưởng 7,0% trong năm nay, tăng so với mức 6,2% hồi tháng Tư. Trong năm 2014, mức tăng trưởng này dự kiến là 6,7%, cũng cao hơn với tỉ lệ 6,4% được công bố trước đó.

Tựu trung lại, dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế của Đông Á đã được WB chỉnh sửa lại theo chiều hướng giảm, do những tác động không thuận từ việc Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói kích thích tăng trưởng, cùng với đó là bế tắc ngân sách tài khóa kéo dài do những tranh cãi chính trị ở Washington.


HT(Reuters)

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga đạt 1,5% năm 2013 và 3% năm 2014.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN