Xác lập vị thế doanh nghiệp tại thị trường nội địa

Kinh tế thế giới suy thoái như thời gian qua khiến các doanh nghiệp (DN) chỉ hướng đến thị trường xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những DN quan tâm và chú trọng phát triển thị trường nội địa lại vẫn tăng trưởng và phát triển. Nhiều DN cho rằng, nếu xây dựng và phát triển thương hiệu ở thị trường nội địa rồi mới tiến công ra thị trường nước ngoài thì sự phát triển mới có thể bền vững.

Ông Trần Quý Thanh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhận danh hiệu Thương hiệu quốc gia.

Rất nhiều DN của Việt Nam nuôi khát khao cháy bỏng chinh phục thế giới, tạo ra một thương hiệu toàn cầu cho Việt Nam. Ước mơ đó của các DN chính là điều kiện cần để Việt Nam sẽ có được những thương hiệu toàn cầu trong tương lai. Tuy nhiên, ước mơ thôi không đủ mà phải có chiến lược thị trường đúng đắn.


Tân Hiệp Phát là một trong số những doanh nghiệp hiếm hoi có tới ba thương hiệu sản phẩm là Nước tăng lực Number One, Trà thảo mộc Dr. Thanh và Trà xanh Không độ được vinh danh Thương hiệu quốc gia trong hai lần xét chọn liên tiếp: 2010 và 2012.

Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, muốn chinh phục thế giới trước tiên DN phải xác lập được vị thế tại thị trường nội địa. Có rất nhiều lý do khiến cho DN phải tập trung cho thị trường nội địa. Thứ nhất, đối với các DN đến từ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, không chiếm lĩnh được thị trường nội địa thì không thể vươn lên tầm quốc tế, nơi sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều. Thứ hai, với sự mở cửa và cạnh tranh toàn cầu, bản thân thị trường nội địa đã trở thành thị trường toàn cầu với việc nhiều thương hiệu lớn của thế giới tới và tham gia cạnh tranh mạnh mẽ với DN trong nước. Do đó, chiến thắng trong cạnh tranh ở thị trường nội địa là sự tập dượt để DN tự tin tiến công ra thị trường thế giới.


Như với thị trường nước giải khát hiện nay, thị trường nước giải khát Việt Nam với tiềm năng thị trường rộng lớn dựa vào quy mô dân số lớn, tỷ lệ dân số trẻ cao, tăng trưởng chi tiêu ngày càng tăng hiện đã có sự góp mặt của các DN nước giải khát hàng đầu thế giới. Đây là thách thức lớn về cạnh tranh đối với DN trong nước bởi DN nước ngoài có lợi thế về thương hiệu, kinh nghiệm thương trường. Tuy nhiên, nếu dồn sức để chiến thắng ở thị trường trong nước thì DN cũng có đủ điều kiện để đặt ước mơ, hoài bão chinh phục thị trường thế giới.


Thực tế, mặc dù thị trường nước giải khát Việt Nam đã có rất nhiều tên tuổi lớn của các doanh nghiệp (DN) trong nước cũng như thế giới nhưng Tân Hiệp Phát vẫn khẳng định được vị thế doanh nghiệp dẫn đầu nhờ chiến lược quan tâm đến thị trường nội địa. Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, Tân Hiệp Phát khát vọng khẳng định thương hiệu ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại, Tân Hiệp phát vẫn đang tập trung phát triển thị trường trong nước. Bởi, ngành hàng giải khát đang phải cạnh tranh gay gắt với DN của nước ngoài. Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” mà các tập đoàn đa quốc gia kinh doanh nhiều lĩnh vực đều khao khát. Do đó, các DN càng cần phải toàn tâm, dốc sức cho thị trường nội địa để mở rộng thị phần ngay tại sân nhà.


Hiện nay, sự thành công của Tân Hiệp Phát trong việc cạnh tranh và vươn lên ở thị trường nội địa có ý nghĩa quan trọng, khẳng định nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của DN trong nước, khẳng định nếu có những bước đi đúng đắn, DN Việt Nam có thể cạnh tranh được với DN hàng đầu thế giới. Hơn nữa, việc thành công ở thị trường nội địa là điều kiện hết sức quan trọng để Tân Hiệp Phát có thể có những bước phát triển mạnh mẽ hơn ở thị trường thế giới trong tương lai.


Hiếu Ngân

17.000 doanh nghiệp ngành xây dựng thua lỗ

Thông tin trên được ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng cho biết sáng ngày 30/1, trong một phản hồi với thông tin 80% doanh nghiệp xây dựng có lãi năm 2012.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN