Xuất khẩu dần khởi sắc nhưng ‘đầu ra’ cho mặt hàng chủ lực vẫn gặp khó

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/8, tháng 8/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 60,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước. 

Chú thích ảnh
 Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (COFIDEC), huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng ĐạtTTXVN

Tính chung 8 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 435,23 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu giảm 10%; nhập khẩu giảm 16,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,43 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,94 tỷ USD, tăng 7,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 7,6%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm 2,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 9,3%. 

Tính chung 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 59,92 tỷ USD, giảm 9,2%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 167,79 tỷ USD, giảm 10,3%, chiếm 73,7%. 

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 62,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt ,1 tỷ USD. 

Theo  đại diện Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 53 tỷ USD giảm 21% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 19,6 tỷ USD, giảm 9,7%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,5 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 146 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc 32,3 tỷ USD, giảm 30,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,3 tỷ USD, giảm 34,5%; nhập siêu từ ASEAN 5,2 tỷ USD, giảm ,4%.

“Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 8 ước tính xuất siêu 3,82 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,02 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,21 tỷ USD”, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn đang gặp khó vì nhu cầu thị trường toàn cầu giảm mạnh. Việc nền kinh tế tiếp tục xuất siêu lớn làm dấy lên nỗi lo sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong thời gian tới. Bởi kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhưng nhập khẩu thời gian qua giảm chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang thiếu đơn hàng nên chưa có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất nhập khẩu, nhiều chuyên gia thương mại cho rằng: Phía Bộ Công Thương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). 

Ngoài ra, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA); tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: Sau nhiều năm tăng trưởng, thời gian qua ngành gỗ có sự sụt giảm rất mạnh về xuất khẩu, nguyên nhân do cầu thế giới giảm. Mức giảm sâu hơn ở nhóm sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất, đặc biệt nhóm hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao hơn có mức giảm lên đến trên 30%.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là biện pháp phòng vệ thương mại mà Mỹ khởi xướng điều tra và áp đặt với một số sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng tác động đến tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài ra, hiện một số thị trường lớn thường “nội soi” các sản phẩm xuất khẩu gỗ từ Việt Nam rất kỹ vì có những quy định mới về môi trường và đa dạng sinh học.

Còn ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) bày tỏ lo lắng về những biến động của thị trường thế giới. Là ngành phát triển khá nóng trong thời gian qua nhưng gần đây, nhất là từ quý 4/2022 đến nay, lĩnh vực dệt may cũng như nhiều ngành hàng khác gặp nhiều khó khăn, có thể nói là chưa khi nào khó khăn như hiện nay.

Minh Phương/Báo Tin tức
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ vị trí cao nhất
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ vị trí cao nhất

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động tăng/giảm nhẹ ở một vài loại. Nhìn chung, giá lúa vẫn neo ở mức cao chưa từng có tại nhiều địa phương giúp nông dân đạt lợi nhuận khá, tích cực sản xuất, đặc biệt là vụ Thu Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN