Chiến công thầm lặng nơi biên giới

Khiêm tốn, giản dị, chân thành là cảm nhận đầu tiên khi tiếp xúc với Trung tá Liễu Thị Thu Hà (ảnh), dân tộc Tày, Đội phó Đội Tham mưu Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Lạng Sơn.



Trung tá Liễu Thị Thu Hà, sinh năm 1973, dân tộc Tày, tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ (chuyên ngành tiếng Trung), nhưng lại “bén duyên” với nghề cảnh sát sau khi tốt nghiệp đại học. Chị Hà chia sẻ: “Từ năm 2010 đến nay, phòng PC47 đã bắt giữ 107 vụ, 200 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ trên 87 bánh hêrôin, trên 10 kg ma túy tổng hợp và nhiều tang vật, tài sản khác”.

Bên cạnh đó, chị đã làm công tác phiên dịch cho các đoàn công tác của Công an tỉnh Lạng Sơn sang Trung Quốc và các đoàn Công an Quảng Tây (Trung Quốc) sang Lạng Sơn để trao đổi, hội đàm về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, tội phạm hình sự; thực hiện hơn 200 cuộc điện đàm trao đổi với Tổng đội phòng chống ma túy Ty Công an Quảng Tây (Trung Quốc) về tình hình vụ án, thông tin về các đối tượng truy nã lẩn trốn ở hai bên biên giới, các đối tượng trong các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới, xuyên quốc gia...

Trên cương vị là Chủ tịch Hội Phụ nữ của phòng PC47-PC44, từ năm 2010 đến nay, chị đã trực tiếp tuyên truyền 88 buổi phổ biến pháp luật cho hơn 16.000 lượt người tại địa bàn các xã biên giới, phường, thị trấn phức tạp về ma túy; các trường THPT, trường cao đẳng… trên địa bàn.

Đằng sau những chuyên án thành công cùng đồng đội, chị phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong cuộc sống, bởi con gái thứ 2 của chị mới 5 tuổi, nhưng bị bệnh tim bẩm sinh. Song với sự nỗ lực không mệt mỏi, chị đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chia tay Trung tá Hà khi trời đã quá trưa, nụ cười của chị bất giác làm tôi thêm cảm phục về hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an Việt Nam vì nhân dân phục vụ.

Bài và ảnh: Thắng Trung
“Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm dân tộc S’tiêng
“Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm dân tộc S’tiêng

Sinh năm 1964, bà Thị Giôn (ảnh), dân tộc S’tiêng, ở ấp Lồ Ô, xã Thanh An, huyện (Bình Phước) luôn mong muốn giữ gìn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình tới các thế hệ sau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN