Ai là người duy nhất được lãnh tụ Lenin kính trọng?

Georgi Plekhanov là cha đẻ của chủ nghĩa Mác ở Nga, có uy tín đến mức cả Lenin cũng thán phục. Lenin từng tranh luận với ông, tuy nhiên có vẻ Plekhanov là con người duy nhất mà Lenin thực sự kính trọng.

Được Lenin tôn kính nhiều hơn chỉ có Marx, thế nhưng với bậc thầy này thì Lenin không còn cơ hội nói chuyện trực tiếp. Một trong những sáng lập gia của đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga là Alexandr Potresov kể lại hồi ức của Lenin về cuộc gặp đầu tiên của lãnh tụ vô sản Nga với Plekhanov:

“Chưa bao giờ, chưa bao giờ trong đời mình, tôi từng có thái độ tôn trọng và nể phục chân thành với bất kỳ ai như với con người độc nhất đó, tôi chưa bao giờ cần giữ mình khiêm nhường trước bất kỳ ai như thế, và chưa bao giờ tôi phải trải nghiệm một cú đá thô bạo như thế… Đó là nhân vật mà đứng trước ông, ta phải co rúm người…”.

Georgi Plekhanov.

Hiển nhiên, hồi ức này là từ những ngày tháng khi chính Lenin còn là một thanh niên say mê chủ nghĩa Mác và hướng tới Plekhanov bằng cái nhìn ngưỡng mộ từ dưới lên trên. Tuy nhiên, “cú đá thô bạo” từ Plekhanov thì Lenin “nhận” muộn hơn, và đặc biệt nhiều vào năm 1917. Dù không đồng ý chấp nhận chỉ trích, nhưng không như với tất cả các đối thủ khác mà Vladimir Ilyich chẳng hiếm khi mắng chửi nặng lời, còn với Plekhanov, Lenin tranh luận một cách lịch sự.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với Plekhanov nếu như cha đẻ của chủ nghĩa Mác ở  Nga sống đến thời Stalin, nhưng ông qua đời vì bệnh lao vào năm 1918, và vì thế sự tôn trọng của Lenin với con người này là di sản được truyền tiếp suốt toàn bộ  thời kỳ Xô-viết. 

Cho đến những ngày cuối đời mình, Plekhanov vẫn là hiệp sĩ trung thành bảo vệ chủ nghĩa Mác ở Nga. Nếu Lenin phát triển học thuyết theo cách riêng (kết quả là có cả “chủ nghĩa Mác-Lenin”) thì đối với Plekhanov toàn bộ định đề của Marx là bất biến không thay đổi. Vì thế, không phải là tất cả các “hậu sinh” của ông đều làm cha đẻ của chủ nghĩa Mác ở Nga hài lòng. Cũng có những người đã khiến ông những muốn lấy thắt lưng mà “quất cho một trận”. 

Đó là Lenin, mà theo quan điểm của Plekhanov, là mâu thuẫn với chủ nghĩa Mác, vì vậy ông dội cho những lời chỉ trích nặng nề, thoạt tiên với bản Luận cương tháng Tư mà Plekhanov cho là "vô lý, hồ đồ”, rồi  sau đó dự đoán nhiều tai họa  hứa hẹn với nước Nga từ chế độ toàn trị độc đảng. Mà nói chung thì chính Lenin cũng ưa cáo buộc các đối thủ của ông từ đảng Xã hội trong việc xa rời các định đề của chủ nghĩa Mác. Không có gì đáng ngạc nhiên: Marx không đơn nghĩa, vì vậy ngay cả những người Mac-xit nhiệt thành cũng thường hiểu luận đề chủ nghĩa Mác theo những cách khác nhau.

Tình huống đó bắt gặp cả ở một nội dung quan trọng như lý luận về bạo lực. Bản thân nền chuyên chế không mâu thuẫn với chủ nghĩa Mác, vì vậy ngay cả Plekhanov cũng từng nói: "Nếu vì lợi ích thành công của cuộc cách mạng cần tạm thời hạn chế hành động của nguyên tắc dân chủ này hay nguyên tắc khác, mà lại ngừng trước những hạn chế như vậy thì sẽ là tội phạm".

Nhưng Plekhanov tin chắc rằng một nước nông dân còn chưa chín muồi cho cuộc cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội. Và do đó ông tiên đoán không có “hạn chế tạm thời của nguyên tắc dân chủ” trong giai đoạn giành và giữ chính quyền, còn vì ý tưởng Bolshevik, buộc phải dồn sức bẻ gẫy nước Nga. Và đây là một cái giá hoàn toàn khác cho một tương lai tươi sáng. Và Plekhanov không tán đồng với mức giá này.

Bất đồng ý kiến có tính nguyên tắc giữa Plekhanov và Lenin bắt đầu từ khá lâu trước năm 1917. Với niềm tin rằng nghiêm túc tính đến cách mạng XHCN ở Nga là còn sớm (và đồng thời cố gắng tìm cách lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế), theo một cách chiến thuật, ông phát biểu tán thành liên minh tạm thời với giai cấp tư sản tự do, để thống nhất nỗ lực chung của toàn xã hội.

Sau 37 năm lưu vong, trở về Tổ quốc sau tháng Hai năm 1917, Plekhanov hóa ra ở vị trí của một viên tướng không có quân. Hoặc là trong vai trò một nhà lý luận không thể tham gia vào công việc thực tế của cách mạng. Có tác động cả từ độ tuổi và sức khỏe kém, nhưng điều chính là Plekhanov không nắm trong tay một cơ cấu tổ chức, có thể gây ảnh hưởng đến diễn biến sự kiện. Uy tín cao nhất vẫn còn đó, nhưng như vậy không đủ. Cố gắng xoay chuyển để đảo ngược tình hình, ông công bố “Thư ngỏ gửi những người lao động Petrograd”, trong đó ông dự báo một cuộc nội chiến. 

Tuy nhiên, lời khuyên của Plekhanov - tránh bất cứ điều gì có thể kích động gây xung đột đổ máu ở nước Nga - là điều chấp nhận được đối với phái Menshevik, nhưng lại không phải là dành cho Lenin. Trong khi đó, ảnh hưởng của Menshevik đang trên đà sa sút, còn những luận điểm hùng biện của phái Bolshevik, trái lại, ngày càng được nhiều người ủng hộ. Cuối cùng, thực tế cách mạng đã đẩy lý thuyết gia cách mạng ra lề đường. 

Sau tháng Mười, Boris Savinkov mời Plekhanov lãnh đạo phái chống Chính phủ Bolshevik, nhưng ông trả lời: "Tôi hiến dâng 40 năm của cuộc đời mình cho giai cấp vô sản và tôi sẽ không bắn vào vô sản ngay cả khi họ đi sai đường”. 

Như lịch sử tiếp theo cho thấy, Lenin đã cảm nhận bối cảnh chính trị nhạy bén hơn Plekhanov, vì vậy những người Bolshevik đã có thể thành công giành quyền lực về tay mình.

Theo Sputnik
Sáng mãi ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười Nga
Sáng mãi ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười Nga

Cách đây 100 năm, ngày 7/11/1917 đã nổ ra một sự kiện làm rung chuyển toàn thế giới: Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga, nhân dân và giai cấp công nhân Nga đã vùng lên đập tan chế độ Sa Hoàng, dựng lên Nhà nước công nông đầu tiên, khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN