Cố vấn cấp cao của Donald Trump: Ẩn số Stephen Bannon

Chiến lược gia và cũng là cố vấn cấp cao vừa được bổ nhiệm của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông Stephen K. Bannon, bị coi là một người da trắng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan và thù ghét người Do Thái.

 Ông Bannon từng là người phụ trách trang tin tức “Brietbart” và những tháng gần đây ông đảm nhận vai trò Giám đốc Điều hành chiến dịch tranh cử của ông Trump. 

Có một thực tế là ông Bannon nhận được sự ủng hộ của đông đảo những người tự nhận mình là theo chủ nghĩa đề cao người da trắng. Những hành động và phát ngôn của ông Bannon không thể hiện rõ liệu ông có phải là người cũng theo xu hướng này hay không. Ông Bannon tự nhận mình là người đi đầu trong phong trào “cánh hữu thay thế”, một phong trào cực hữu phản đối nhập cư và “chủ nghĩa toàn cầu hóa”.

Ông Stephen Bannon (giữa), Giám đốc Điều hành chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump tại New York ngày 11/11.

Stephen K. Bannon từ chối bình luận về việc ông được Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm vào vị trí cố vấn cấp cao. Tuy nhiên, ngay sau khi gia nhập chiến dịch tranh cử của ông Trump hồi tháng 8 vừa qua, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí “Mother Jones”, ông cho biết “một số người da trắng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cảm thấy bị hấp dẫn bởi nhiều triết lý của phong trào cánh hữu thay thế”. Ông khẳng định “cánh hữu thay thế” không phải là phong trào có tư tưởng phân biệt chủng tộc. Ông nói: “Nếu nhìn vào những phong trào ủng hộ bản sắc trên khắp châu Âu, người ta sẽ thấy đa phần đó là các phong trào kiểu như ‘bản sắc Ba Lan’, hay ‘bản sắc Đức’, chứ không phải phân biệt chủng tộc... Đó là phong trào ủng hộ bản sắc của một quốc gia dân tộc”. 

Tuy nhiên, những người lên tiếng hoan nghênh mạnh mẽ nhất việc ông Bannon được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn cấp cao của Nhà Trắng lại là những người da trắng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và ủng hộ thuyết người da trắng là ưu việt. Theo Tổ chức Tình báo SITE, chuyên giám sát các hoạt động của phe cựu hữu và cực tả trên Internet, trên trang mạng “Stormfront” - một trang mạng của “Cộng đồng người Da trắng Dân tộc chủ nghĩa” - đã xuất hiện hàng loạt bình luận ca ngợi việc ông Bannon được bổ nhiệm. Cây bút Richard Spencer, cũng là một người da trắng dân tộc chủ nghĩa, viết trên trang mạng cá nhân Twitter: “Ông Bannon sẽ đem đến cho ông Trump những câu trả lời cụ thể, và sẽ tập trung vào những vấn đề tổng thể, thay vì mất thời gian vào đám rác rưởi... Ông ấy sẽ giúp Tổng thống Trump có những quyết sách mang tầm vĩ mô”. 

Ông Bannon (trái) sẽ là cố vấn cấp cao của ông Trump.

Dưới sự lãnh đạo của ông Bannon, trang mạng “Breitbart” đã trở thành một trang tin tức phản đối toàn cầu hóa mạnh mẽ, đồng điệu với tư tưởng của giới cực hữu châu Âu. Trang tin này hấp dẫn những người tự nhận là mình ủng hộ thuyết người da trắng ưu việt. Tuy nhiên, rất khó để tìm thấy những bằng chứng về tư tưởng phân biệt chủng tộc, hay các phát biểu chống người Do Thái của ông Bannon. Ông Bannon đã rời bỏ vị trí tại “Breitbart” từ tháng 8/2016 để trở thành người điều hành chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump. Trước đó, ông chưa từng tham gia bất kỳ chiến dịch chính trị nào

Kể từ năm 2012, ông Bannon trở thành người điều hành của “Breibart” sau khi người sáng lập Andrew Breitbart qua đời. Trang tin này gồm khoảng một chục chuyên mục cả tin tức và bình luận, có số lượng truy cập rất cao. “Breibart” đã nổi tiếng khi phanh phui một loạt vụ bê bối liên quan đến các chính trị gia, nhiều quan chức cùng hàng loạt tổ chức và không ngừng đào sâu các vụ việc này. Trên thực tế, nhiều thông tin mà “Breibart” đăng tải không phải lúc nào cũng chính xác. “Breibart” bị nhiều cây bút tự do chỉ trích mạnh mẽ, và thậm chí nhiều nghị sỹ Cộng hòa còn cho rằng trang tin này cố tình tạo bầu không khí chia rẽ bè phái và đánh lừa độc giả khi phóng đại vấn đề. Tuy nhiên, “Breibart” được nhiều người cánh hữu ủng hộ, coi đây là một sự đáp trả đối với các tổ chức truyền thông chính thống, nhất là "New York Times", những cơ quan theo đường lối tự do.

Từ trước khi trở thành người đứng đầu chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump, ông Bannon đã công khai ủng hộ cuộc chạy đua của ứng cử viên này bởi theo ông, Trump là một người “dân tộc chủ nghĩa”. Ông Bannon coi “Breibart” là ngôi nhà chung của những người theo phong trào “cánh hữu thay thế” cũng bởi lý do này. Tại Mỹ, “Breibart” đã trở thành nơi đăng tải những tin tức chống lại xu hướng toàn cầu. Những chính trị gia cựu hữu như Geert Wilders, Marine Le Pens thường được ca ngợi trong các bài viết mà “Breibart” đăng. Nhiều người ủng hộ sự nghiệp chính trị của các nhân vật có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc này một phần là bởi hàng loạt thông tin và bình luận về các tội phạm là người nhập cư được “Breibart” đăng tải. Những thông tin kiểu này đã giúp “Breibart” thu hút lượng lớn độc giả, thậm chí số người theo dõi cuộc bầu cử trong ngày 8/11 trên trang Facebook của “Breibart” còn cao hơn của Kênh truyền hình Fox News hay CNN. 

Xét trên góc độ chính trị, ông Bannon và trang tin “Breibart” đã “có công” trong việc truyền tải những thông điệp phản đối chủ nghĩa toàn cầu hóa của ông Trump, đồng thời lý giải mọi phát ngôn của tỷ phú này theo hướng xoáy sâu vào chủ nghĩa khủng bố và các vụ phạm tội của người nhập cư. 
TTK
"Nỗi sợ Donald Trump" của châu Phi và cơ hội cho Trung Quốc
"Nỗi sợ Donald Trump" của châu Phi và cơ hội cho Trung Quốc

Khi ông Trump “chèo lái con thuyền” nước Mỹ, Washington có thể sẽ rút khỏi châu Phi và Trung Quốc đã sẵn sàng để sẵn sàng lấp đầy khoảng trống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN