Xe tự hành “bó tay” trước giao thông Việt Nam

Với tình hình đương phố “mạnh ai nấy chạy” tại Việt Nam, xe tự hành sẽ phải rất vất vả khi phân tích hướng đi của các phương tiện, thậm chí có thể bị “ngợp” và dẫn đến tình trạng tê liệt.

Hiện trạng giao thông hỗn loạn tại Việt Nam.

Một nhà báo Mỹ sau khi được trải nghiệm tham gia giao thông Việt Nam đã phải thốt lên rằng tình trạng các phương tiện lưu thông trên đường “hoàn toàn hỗn loạn” nhưng cũng rất thần kỳ. Đối với bất kì ai quen với việc lái xe ở Mỹ, cảnh tượng trên đường ở Việt Nam quả thật là một nỗi ám ảnh. Người phóng viên này không thể hiểu nổi cách mà các phương tiện tự ý di chuyển theo ý muốn bản thân người lái, luồn lách xuyên qua làn xe ô tô mà vẫn dừng kịp trước vạch khi đèn đỏ. Ông miêu tả đường phố Việt Nam là nơi tự do cho mọi loại phương tiện tự ý đi lại không theo quy luật nhưng vẫn tránh được các cuộc “đấu đầu”.

Giáo sư Raj Rajkumar – một trong những chuyên gia hàng đầu về xe tự hành, cho biết muốn hoạt động ở Việt Nam, xe tự hành sẽ phải được trang bị hàng loạt các tính năng dự đoán mọi phương hướng, mọi trường hợp. Hiện xe tự hành chưa đủ khả năng xử lí nhanh như não con người trong việc nhận biết các tổ hợp tín hiệu khác nhau cả về hình ảnh lẫn âm thanh, như đèn xi nhan, còi, tốc độ đi, hướng rẽ... để tạo ra các phản xạ và tránh được va chạm khi tham gia giao thông.

Với tình hình đường phố tại Việt Nam bị bao vây bởi hàng loạt phương tiện lớn nhỏ khác nhau đi theo hướng “mạnh ai nấy chạy”, xe tự hành sẽ phải rất vất vả khi phân tích hướng đi của các phương tiện xung quanh, thậm chí có thể bị “ngợp” và dẫn đến tình trạng tê liệt.

Giáo sư Rajkumar cho rằng nếu như xe tự hành được “nâng cấp” kỹ thuật, có thể  đi lại thành công trên đường phố “náo loạn” như tại Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ thì việc lưu thông an toàn tại Mỹ là một điều hoàn toàn tin tưởng được. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu này cũng phải mất hơn 10 năm mới hoàn thành. Ông Rajkumar giải thích: "Bộ phận cảm biến trên xe tự hành hiện nay vẫn còn sai số, và cần thời gian dài để khắc phục những điểm yếu trong thiết kế, kiểm nghiệm". Bên cạnh đó, ông Rajkumar cho biết các nhà sản xuất cũng cần nghiên cứu kỹ giao thông và cơ sở hạ tầng tại những quốc gia như Việt Nam để giúp xe tự hành hoạt động hiệu quả hơn”.

Ông đang nghiên cứu một hệ thống liên quan đến kỹ thuật “tương tác giữa phương tiện với phương tiện và người đi bộ”. Kỹ thuật này có thể tự động liên kết và tạo ra liên lạc giữa các loại phương tiện và người tham gia giao thông, từ đó tránh được va chạm.

Hồng Hạnh (theo B.I)
Xe tự lái không còn là chuyện cổ tích
Xe tự lái không còn là chuyện cổ tích

Hãy tưởng tượng một buổi sáng mà bạn có thể ngồi thư giãn nhâm nhi tách cà phê vừa đọc báo hoặc lướt Facebook bên trong chiếc ô tô đang trên đường đưa bạn đến chỗ làm theo một lập trình có sẵn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN